Qua ca dao, người dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình. Em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên dựa vào những bài ca dao đã học và các bài đọc thêm ở chương trình Ngữ Văn 7 .
> Lập dàn ý
> Làm bài văn nghị luận hoàn chỉnh
( Ai giúp mk với đang cần gấp ạ . Cảm ơn nhiều )
Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được những tình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt.
Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó khăng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn.
Điều này dễ hiểu. Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn rau, tấc đất của mình. Chính vì lẽ đó mà người dân xứ Lạng tự hào:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bỏ công hác mẹ sinh thành ra em.
Người con của mảnh đất xứ Nghệ cũng hãnh diện về quê hương mình:
Đường vô xứ nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Xưa kia hay ngay cả bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một lần đặt chân đến Kinh Kì (Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội), mảnh đất trái tim Tổ quốc. Thế nhưng ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe thấy những lời ca thắm thiết:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Dù yêu một cây đa bến nước vô danh, hay yêu bức "họa đồ" của một vùng "non xanh nước biếc" hữu danh nào đó, thì đấy cùng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cảm cao quý, thiêng liêng đối với hồn thiêng sông núi Việt Nam.
Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đôi xử với nhau, "chị ngã em nâng", "lá lành đùm lá rách", hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ở tình cảm đồng bào máu thịt:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Bầu và bí tuy là khác giống, nhưng vẫn là nghĩa chị tình em, vì cùng sinh trưởng chung trên một giàn. Con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sống chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triển, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào để chỉ "người trong một nước". Từ đó, một câu ca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành. Ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
Vì thế, khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. "Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn". Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vẫn yêu đời:
Râu tốm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
Bởi lẽ họ nghĩ là:
Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.
Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được "dẻo thơm một hạt". Thế mà họ làm nên được bao khúc hòa ca lao động:
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Mỗi thành viên một việc làm, kể cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng "con trâu là đầu cơ nghiệp", nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:
Trâu ơi! Ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân cảm thấy yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ để vui sống, vững tin:
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Cho dù phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:
Cỏ xáo thời xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Bởi vậy, có người so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó.
Ngày nay đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về ca dao.
– Đặt vấn đề: chứng minh ca dao đã thề hiện được tình cảm thiết tha, cao quí của con người Việt Nam.
A. Chứng minh ca dao thể hiện tình yêu thương quê hương, tự hào với các danh lam thắng cảnh:
1. Đồng Đăng có phố kì lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
2. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh…
3. Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
B. Chứng minh tình yêu quê hương còn là yêu đồng bào máu thịt:
1. Bầu ơi thương lấy bí cùng…
2. Nhiễu điều phủ lấy giá gương
C. Tình cảm thiết tha cao quí nhất dành cho đấng sinh thành
1. Công cha như núi Thái Sơn…
2. Ngồi buồn nhó mẹ ta xưa…
3. Chiều chiều chim vịt kêu chiều.:.
D. Chứng minh nhân dân ta đề cao tình chồng vợ:
1. Râu tôm nấu với ruột bầu…
2. Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời
E. Tình yêu trong lao động:
1. Trên đồng cạn dười đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa
2. Trâu ơi ta bảo trâu này…
3. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…
4. Lạc quan, tin yêu cuộc sống:
Công lệnh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
III. Kết bài
– Tống kết giá trị ca dao.
– Cảm nghĩ của em.
Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được những tình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt.
Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó khăng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn.
Điều này dễ hiểu. Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn rau, tấc đất của mình. Chính vì lẽ đó mà người dân xứ Lạng tự hào:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bỏ công hác mẹ sinh thành ra em.
Người con của mảnh đất xứ Nghệ cũng hãnh diện về quê hương mình:
Đường vô xứ nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Xưa kia hay ngay cả bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một lần đặt chân đến Kinh Kì (Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội), mảnh đất trái tim Tổ quốc. Thế nhưng ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe thấy những lời ca thắm thiết:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Dù yêu một cây đa bến nước vô danh, hay yêu bức "họa đồ" của một vùng "non xanh nước biếc" hữu danh nào đó, thì đấy cùng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cảm cao quý, thiêng liêng đối với hồn thiêng sông núi Việt Nam.
Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đôi xử với nhau, "chị ngã em nâng", "lá lành đùm lá rách", hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ở tình cảm đồng bào máu thịt:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Bầu và bí tuy là khác giống, nhưng vẫn là nghĩa chị tình em, vì cùng sinh trưởng chung trên một giàn. Con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sống chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triển, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào để chỉ "người trong một nước". Từ đó, một câu ca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành. Ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
Vì thế, khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. "Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn". Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vẫn yêu đời:
Râu tốm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
Bởi lẽ họ nghĩ là:
Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.
Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được "dẻo thơm một hạt". Thế mà họ làm nên được bao khúc hòa ca lao động:
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Mỗi thành viên một việc làm, kể cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng "con trâu là đầu cơ nghiệp", nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:
Trâu ơi! Ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân cảm thấy yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ để vui sống, vững tin:
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Cho dù phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:
Cỏ xáo thời xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Bởi vậy, có người so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó.
Ngày nay đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.
Dàn ý
– Đặt vấn dề
Từ định nghĩa ca dao dẫn tới vấn đề cần chứng minh:
Ca dao là tiếng nói trái tim, là kho tàng tình cảm của nhân dân
Thật vậy, từ nghìn xưa đến nay, trong quá trình sống, làm việc, chiến đấu, nhân dân ta đã sản sinh vô vàn câu ca dao để tỏ bày tình cảm của mình. Nhận xét về điều này, có người cho rằng: “Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình”.
I- Giải quyết vấn dề. ;
1- Thể hiện được tình yêu quê hưcỉng đất nước:
* Gắn bó, ca ngợi, tự hào với bao cảnh đẹp của quê hương đất nước
– Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
– Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
– Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười…
* Đó cũng là lòng yêu nước, thể hiện tình nghĩa đồng bào “Người trong một nước” ý thức đoàn kết tương trợ nhau:
– Bầu ơi! Thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
– Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
2- Thể hiện tình yêu thương gia đình:
* Tình cảm sâu nặng nhất, thiêng liêng nhất là tình mẫu tử, ơn nghĩa sinh thành:
– “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
– “Ngồi buồn nhở mẹ ta xưa”
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”
* Tình vợ chồng gắn bó thiết tha, chung thủy:
– Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
– Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời
– “Một thuyền một bến một dây
Ngọt bùi ta hưởng đắng cay chịu cùng”
– Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn
3- Thể hiện tình yêu thiết tha với cuộc đời:
* Gắn bó với lao động:
– Chồng chài, vợ lưới, con câu
Chàng rể đóng đáy, con dâu ngồi mò
– Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
* Yêu lao động người nông dân yêu cả ruộng đồng, gắn bó với thiên nhiên
– Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mènh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ trước ngọn nắng hồng buổi mai.
* Chính tình yêu sâu nặng đối với cuộc đời lạc quan vui sống đã khiến người lao động vượt lên tất cả khó nhọc, gian lao.
– Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thảnh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi! Bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
– Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
– Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lả xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
ần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
III- Kết thúc vấn đề
– Ca dao là bức tranh phác họa tâm tình của nhân dân ta, tuy không đầy đủ, nhưng cũng sơ nét cho thấy sự phong phú và tha thiết của những tình cảm cao quý ấy.
– Ca dao không chỉ đem lại xúc cảm thẩm mĩ của văn chương mà còn góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng tâm hồn chúng ta.
Bài làm
Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt. Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó kháng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn. Điều này dễ hiểu.
Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn rau, tấc đất của mình. Chính vì lẽ đó mà người dân xứ Lạng tự hào:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa … Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em.
Người con của mảnh đất xứ Nghệ cũng hãnh diện về quê hương mình:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Xưa kia hay ngay cả bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một lần đặt chân đến Kinh kì (Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội), mảnh đất trái tim Tổ quốc. Thế nhưng ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe thấy những lời ca thắm thiết:
Gió đưa cành trúc la đà
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Dù yêu một cây đa bến nước vô danh, hay yêu bức “họa đồ” của một vùng “non xanh nước biếc” hữu danh nào đó, thì đây cũng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cảm cao quý, thiêng liêng đối với hồn thiêng sông núi Việt Nam. Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử thân ái với nhau, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ở tình cảm đồng bào máu thịt:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Bầu và bí tuy là khác giống, nhưng vẫn mang nặng nghĩa chị tình em, vì cùng sinh trưởng chung trên một giàn. Con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sống chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triển, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào để chỉ “người trong một nước”. Từ đó, một câuca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:
Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành. Ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:
Công cha như núi Thái Sơn
…Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ,
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
Vì thế, khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. ‘“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vần yêu đời: Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Bởi lẽ họ nghĩ là:
Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.
Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt”. Thế mà họ làm nên đươc bao khúc hòa ca lao động:
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Mỗi thành viên một việc làm, kể cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:
Trâu ơi! Ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ nhọc để vui sống, vững tin:
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:
Có xáo thời xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Bởi vậy, có người so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó. Ngày nay đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.