Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quyên Bùi

Qua 4 câu thơ đầu của đoạn trích '' cảnh ngày xuân'' viết 1 đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên về mùa xuân

Kiều Linh
7 tháng 11 2017 lúc 13:21

4 câu đầu đoạn trích "Cảnh ngày xuân"(Truyên Kiều - Nguyễn Du) la bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp. Vẻ đẹp ấy gợi lên không gian và thời gian của ngày xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi."​
Hình ảnh ẩn dụ"con én đưa thoi" không hẳn là những cánh én đang chao liệng giữa bầu trời mùa xuân tươi sáng mà còn chỉ bước đi của thời gian: nhanh như thoi đưa. Nghĩa là thời gian mùa xuân đang trôi nhanh về điểm cuối mùa. Mặt khác, trong 2 câu thơ người đọc còn nhận ra niềm nuối tiếc thầm kín của con người. Vẻ đẹp mùa xuân còn được đặc tả cụ thể qua màu sắc của cỏ cây:
"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"​
Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền xanh tươi ấy có điểm một vài bông hoa lê trắng tạo sự hài hoà tuyệt diệu. Có cảm giác những bông hoa lê nở muộn như đem vào bức tranh xuân màu sắc tinh khôi mới mẻ và đầy sức sống. Không chỉ vậy, từ "điểm" như gợi trước mắt người đọc đường nét sống động của những bông hoa. Như vậy, Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy một bức tranh xuân có vẻ đẹp thật thanh tú và tươi mát.

Đặng Thị Huyền Trang
7 tháng 11 2017 lúc 19:19

Đất trời có bốn mùa xuân hạ thu đông và em thấy yêu nhất trong đó là mùa xuân. Cũng không biết vì sao em lại thích nó đến thế có lẽ nào là em thích cái Tết cổ truyền dân tộc nên em thích nó chăng?. Có lẽ vậy, mùa xuân đến em thêm một tuổi mới nhìn những phố hoa rực rỡ làm lòng em thấy hào hứng và yêu đời biết bao. Mùa xuân nó có một cái gì đó rất riêng mà em thấy rất yêu thích.

Xuân đến trên đất trời muôn vàn hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông cây cối trút hết lá thì đến mùa xuân thì thiên nhiên sinh sôi những cành cây kia được mang lá lại, những mầm xuân nho nhỏ như đang hé mở đón một cuộc sống mới trên đời. Và thế là nó lại bắt đầu một vòng đời mới. Không chỉ những tán lá cành cây hồi sinh sau một mùa đông giá lạnh, nó dài như một kì ngủ đông vậy mà những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Ngày xuân ấy đi đâu cũng thấy cảnh vật tươi tốt trán trề nhựa sống cho đời. thật sự tất cả như mang một nét đẹp chung đó là sinh sôi. Đặc biệt mùa xuân thường có mưa xuân, mưa xuân nhỏ hạt và không làm ướt mấy, nó chỉ có thể làm ướt bạn khi bạ đứng dưới nó quá lâu mà thôi. Cả ngày mưa sầm sùi như thế nhưng người dân ta quan niệm rằng những hạn mưa kia chính là những giọt làm nên sự tươi tốt của mùa xuân chính vì thế nó giống như hạt lộc của thần thánh ban cho vậy. Không chỉ có thế tiết trời giá lạnh làm cho con người gần gũi nhau hơn. Mùa xuân như một nàng tiên ban phép màu xuống dưới trần gian này.

Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân đến, đêm giao thừa một cái Tết an lành bên gia đình của mình. Mùa xuân bắt đầu một năm mới với mỗi người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với chiếc phong bì trên tay hạnh phúc. Đó là mùa đoàn viên đi đến đâu cũng đông đúc náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết, nào những chị con gái áo hồng áo đỏ, những anh con trai lịch sử trong bộ vest thật bảnh bao. Mọi người ai cũng nở một nụ cười trên một thật rạng rỡ. Xuân đẹp khi đem giao thừa đến những chùm pháo hoa như những chùm màu sắc ai ném tung lên trời. Xuân về cả đất trời rung động với tiếng pháo ấy.

Em yêu mùa xuân nhất vì nó không chỉ đẹp cảnh đất trời mà nó còn đẹp chính ở lòng người nữa. Mùa xuân không chỉ là mùa xuân sinh sôi mà nó còn là mùa xuân của tình thân lòng nhân ái của con người, sự sum họp gia đình.

Thảo Phương
7 tháng 10 2019 lúc 17:47

“Cảnh ngày xuân” đoạn trích đặc sắc trong truyện Kiều. Đoạn trích vị trí đầu của Truyện Kiều. Trong phần này thì Nguyễn Du trình trình bày bối cảnh Thúy Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng, đó là lúc cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh, chị em Kiều đi chơi xuân. Cảnh ngày xuân tươi đẹp hiện ra trước mắt họ đó là:“Ngày xuân con én đưa thoi/Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”“Ngày xuân con én đưa thoi” tả không gian ngày xuân, những đàn chim én trở về, chao liệng ngập trời, trong đó tác giả muốn nói đến ngày xuân trôi nhanh quá, tựa như cánh én trên bầu trời. Câu thơ thứ hai “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có ý muốn nói đến thời gian: chín chục ngày xuân mà nay đã ngoài sáu mươi ngày như vậy là đã đến tháng ba của tiết Thanh minh.Hai câu thơ đầu báo hiệu thời gian hai câu thơ sau là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân với hai sắc màu xanh và trắng giúp cho không gian xuân thêm thơ mộng.Có non những thảm màu xanh trải dài đến “tận” chân trời, không gian thật bát ngát, thảm cỏ non chính là làm nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng, vẻ đẹp như thanh kiết, tinh khôi và rất nhẹ nhàng. Không gian lúc này không chỉ đứng im mà có những nét sinh động. Cách thay đổi trật tự từ trong câu thơ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” đã làm cho màu trắng hoa lê thêm sống động trên cái nền màu xanh của cỏ non, nền xanh của thiên nhiên.Chỉ với 4 câu thơ đầu tác giả đã mô tả sinh động không gian xuân đang về thật đẹp, thiên nhiên luôn mang lại cho con người nhiều cảm xúc.

Diệu Huyền
7 tháng 10 2019 lúc 21:31

Tham khảo:

Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du tác phẩm rất nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Trong Truyện Kiều, đoạn trích Cảnh ngày xuân là phần mở đầu với bối cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều trong khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc và thơ mộng.

Những câu thơ đầu tiên đã vừa tả không gian và nhắc về thời gian đã trôi qua:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Ngày xuân đến những cánh én chao liệng trên bầu trời, cánh én đưa thoi xuất hiện như muốn nói rằng mùa xuân đang ở quãng thời gian tươi đẹp và rực rỡ nhất, mùa xuân trôi đi quá nhanh “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” như muốn nói đã qua sáu mươi ngày tức là thời gian đang ở tháng ba. Chỉ với hai câu thơ đã tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và không gian xuân.

Trong hai câu thơ cuối tác giả đã miêu tả rõ hơn về vẻ đẹp thiên nhiên đầy màu sắc với hai gam màu chủ đạo đó là xanh và trắng.

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Màu xanh từ cỏ non trải dài đến tận chân trời, dài như vô tận, điểm xuyết trên nền cỏ xanh là những bông hoa lê màu trắng. Từ câu thơ cổ của Trung Quốc miêu tả vài bông hoa lê đang nở hoa nhưng qua tài năng của Nguyễn Du đã trở nên sinh động, không gian thiên nhiên lúc này đã mở rộng, đẹp và thanh khiết hơn rất nhiều. Chỉ vài bông hoa lê điểm trên nền cỏ xanh nhưng đủ khiến cho không gian sinh động có hồn. Biện pháp đảo ngữ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” càng làm cho màu trắng thực sự nổi bật hơn giữa nền cỏ xanh, thiên nhiên rộng lớn mênh mông hơn rất nhiều. Với 4 câu thơ đầu tác giả đã giúp người đọc hình dung được bức tranh thiên nhiên tràn ngập sức sống với vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết của cảnh vật đất trời khi mùa xuân.

Nguyễn Du tái hiện bức tranh thiên nhiên vào đầu xuân tràn ngập sức sống và giàu chất thơ. Đây là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong phần mở đầu của bài thơ Truyện Kiều. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện cùng với một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm được sử dụng trong Cảnh ngày xuân tươi đẹp.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết
Toàn Trần
Xem chi tiết
Bùi Thị Minh Phương
Xem chi tiết
Lê Phạm Nhật Minh
Xem chi tiết
Lê Phạm Nhật Minh
Xem chi tiết
Thu Huyền Official
Xem chi tiết
Thu Huyền Official
Xem chi tiết