+ quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
+ Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
+ Lai phân tích: đem lai cơ thể có tính trạng trội cần xác định kiểu gen lai với cơ thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn nếu kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
+ Ý nghĩa quy luật phân li đôc lập: Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh là cơ chế tạo nên các biến dị tổ hợp khác nhau, làm cho sinh vật đa dạng, phong phú về KG, KH có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.
Biến dị tổ hợp khá phong phú ở những loài sinh sản hữu tính so với loài sinh sản vô tính
- Sinh sản vô tính: chỉ đơn thuần dựa trên cơ chế nguyên phân: tế bào con sinh ra luôn giống tế bào mẹ (nếu ko xảy ra đột biến) dẫn tới cơ thể con giống cơ thể mẹ nên không xuất hiện các biến dị tổ hợp.
- Sinh sản hữu tính: dựa trên 2 cơ chế chủ yếu
+ Giảm phân: có sự phân li độc lập của các nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử: tạo ra vô số các loại giao tử khác nhau.
+ Thụ tinh: có sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền có nguồn gốc khác nhau trong giao tử: tạo được nhiều tổ hợp khác nhau ở hợp tử làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp.