Văn bản ngữ văn 7

Đỗ linh chi

phát biểu cảm nghĩ về 6 câu thơ cuối bài tiếng gà trưa

 

Cherry Trần
20 tháng 12 2016 lúc 20:25

Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam vào những năm chống Mỹ. Các tác phẩm của bà thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và tình yêu quê hương, đất nước. Tình cảm quê hương thường rất sâu kín trong mỗi con người mà nhiều khi chỉ cần một sự việc bất ngờ, tình cảm ấy sẽ trỗi dậy quyết liệt.

“Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có lẽ được ra đời trong trường hợp như thế. Bài thơ đã để lại trong em nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Tiếng gà trưa đã gợi lên trong lòng người chiến sĩ bao nỗi nhớ cồn cào, da diết về tuổi thơ hạnh phúc bên người bà thân thương. Bởi vậy, tiếng gà trong chiến tranh khốc liệt có sức lay động lớn đối với tâm hồn những người cầm súng.

Khổ thơ cuối đã thể hiện trọn vẹn niềm khát khao về một cuộc sống hòa bình, không có chiến tranh trên quê hương người lính trẻ. Cứ tưởng rằng tiếng gà trưa chỉ đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ. Nhưng thật bất ngờ và thú vị khi những hồi ức ấy đã khẳng định, làm sâu sắc thêm những tình cảm trong hiện tại. Từ tình yêu bà nảy nở thành tình yêu quê hương, yêu tổ quốc. Đó là một chuỗi tình cảm liền mạch khiến bài thơ càng cảm động, có sức gợi thắm thía:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Điệp từ “vì” đã nhấn mạnh mục đích cao đẹp, lớn lao của cuộc chiến đấu, giải phóng nửa phần đất nước, là động lực thúc giục người lính trẻ cầm chắc cây súng, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Tiếng gà trưa làm sáng lên trong tâm hồn tình yêu xóm làng, quê hương, yêu bà, yêu gia đình. Trái tim người lính trẻ luôn vững vàng niềm tin về một ngày mai có cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Đoạn thơ giúp em cảm thấy biết ơn thế hệ đi trước, những giải phóng quân thời chống Mỹ đã đấu tranh vì hòa bình cho chúng em được sống trong niềm vui, hạnh phúc ngày hôm nay và mai sau.

Bình luận (1)
Hoàng Nguyễn Phương Linh
20 tháng 12 2016 lúc 21:07

Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Bình luận (6)
Uchiha Naruto
2 tháng 12 2018 lúc 19:24

Hình tượng người lính đã từ lâu trở thành nguồn cảm hứng sang tác chonhiều nhà thơ, nhà văn. Các anh ra đi bảo vệ tình yêu quê hương, Tổ quốc, vìnhững điều bình dị nhất. Vẻ đẹp tâm hồn ấy của những người lính được tái hiệnchân thực mà giản dị trong tác phẩm “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.Trong khổ cuối của tác phẩm, nhà thơ có viết:… Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi! Cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơBài thơ được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ trênphạm vi cả nước. Bị thua ở chiến trường miền Nam, giặc điên cuồng mở rộngchiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc nhằm phá hoại hậuphương lớn của tiền tuyến. Trong hoàn cảnh khốc liệt ấy, hàng triệu thanh niênViệt Nam đã lên đường với khí thế “xẻ dọc Trường Sơn” đi đánh Mĩ. Nhân vật trữtình trong tác phẩm là người chiến sĩ trẻ đang cùng đông đội lên đường vào miềnNam chiến đấu.Tiếng gà trưa trên đường hành quân đã gợi nhớ những kỉ niệm đẹp của tuổithơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêuđất nước.Khổ cuối là lời tâm sự chân thành của người chiến sĩ trẻ trên đường ra tiềntuyến gửi về người bà kính yêu nơi hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháuđến tình cảm to lớn như lòng yêu xóm làng, yêu Tổ quốc đều được thể hiện bằngngôn ngữ giản dị, mộc mạc như lời ăn, tiếng nói hàng ngày. Điệp từ “vì” lặp lạibốn lần nhằm nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Những lí do anhđưa ra rất giản dị, tự nhiên: vì tiếng gà, vì bà, vì xóm làng, vì Tổ quốc. Tình cảmấy bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị, tình cảm gia đình với những kỉ niệmmộc mạc, đáng yêu. Điều đó giúp vun đắp và là động lực giúp anh thêm sức mạnhvượt qua mọi khó khăn, gian khổ để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Tình yêuquê hương, Tổ quốc khiến người chiến sĩ trẻ thổn thức tấm lòng, rời bỏ quê nhà rachiến đấu ở chiến trường gian nan, khốc liệt. Sau đó, tác giả nêu lên hai lí đó nữa làvì bà và vì tiếng gà cục tác. Ở dòng thứ tư, tác giả viết: “bà ơi!”. Cụm từ vang lênđầu câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào, ngân dài trong nỗi nhớ bà, nhớ quênhà. Điều đó cho thấy người cháu rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận hisinh, gian khổ để bảo vệ bình yên cho bà và cũng để giữ mãi những kỉ niệm tuổithơ về tiếng gà cục tác. Bình thường, khi nhắc về tiếng gà, không ai nhắc đến từ“cục tác”. Nhưng trong đoạn trích này lại có điều khác biệt. Có lẽ tác giả muốnnhấn mạnh rằng chính tiếng gà mới là lời nhắc nhở, gợi nhớ kí ức, thôi thúc ngườichiến sĩ bảo vệ đất nước, quê hương thanh bình. Điều đó cũng lí giải tại sao tác giảlại đặt tên nhan đề của tác phẩm là “tiếng gà trưa”.Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, từ ngữ gần gũi, bình dị, tác giả đã chota thấy được mục đích chiến đấu của người lính. Đọc đoạn thơ cuối của bài thơ“Tiếng gà trưa”, ta mới thấm thía hết ý nghĩa trong câu nói của nhà văn Nga I-li-aE-ren: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải Trường giang Vôn-ga, con sôngVôn-ga đổ ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.


Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Trần Nga
Xem chi tiết
Đỗ linh chi
Xem chi tiết
Võ Bình Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyên Quỳnh Như
Xem chi tiết
Trần Hoàng
Xem chi tiết
Shino Asada
Xem chi tiết
Nguyễn Hằng
Xem chi tiết
Ngan Tran
Xem chi tiết