a.Mở đoạn: Cảnh hộ đê của nhân dân trong tác phẩm Sống chết mặc bay được tác giả Phạm Duy Tốn khắc họa một cách vô cùng chân thực.
b. Thân đoạn: Trước hết, với nghệ thuật liệt kê, tăng cấp, đối lập, ta cảm nhận được cảnh hộ đê của nhân dân vô cùng khổ cực.
+ Vị trí: Khúc đê thuộc làng X, phủ X hai ba đoạn đã bị thẩm lậu⇒ mối nguy cơ đe dọa tính mạng của nhân dân⇒ ra sức hộ đê.
+ Thời gian: Từ chiều đến giờ( gần 1 giờ đêm), hàng nghìn người như một đàn sâu, lũ kiến ra sức ngụp, nặn dưới bùn để ngăn chặn không cho đê vỡ. Người thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đào, kẻ cừ, người đắp…
Tiếng trống, tiếng tù và tiếng người gọi nhau xao xác sang hộ xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi.
⇒ Cảnh hộ đê: nhốn nháo, hối hả, lộn xộn⇒ mệt mỏi, đói khát, lo sợ, hốt hoảng.
Bình luận: Không đói, không mệt làm sao được khi mà từ chiều đên giờ( Khoảng thời gian rất dài, họ vật lộn với sức trời. Không lo sợ hốt hoảng sao được khi mà nước ở dưới sông hơi cứ ngùn ngụt bốc lên, mưa thì cứ tầm tã trút xuống⇒ nguy cơ vỡ đê rất cao.
-Tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật tăng tiến, đối lập giữa sức người>< Sức nước. Hỏi những kẻ làm cha, làm mẹ ở đâu. Chúng ở trong đình, mặc kệ cho con dân nheo nhóc, đói khổ.
- Chính vì thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn quan lại⇒ đê vỡ.
- Nhân dân rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thẳm, cảnh màn trời chiếu đất. Kẻ sống không chỗ ở, người chết không chỗ chôn.
Chao ôi!...
c. Kết đoạn:
Qua tác phẩm “Sống chết mặc bay” tác giả Phạm Duy Tốn đã lên án mạnh mẽ bọn quan tham ô lại, mặt người dạ thú, chỉ biết sống cho mình, vơ vét lợi ích. Nó phản ánh sự xuống cấp về đạo đức của những người cầm đầu chế độ cũ, đòi hỏi sự thay đổi của chế độ nhằm phục vụ lợi ích của người dân tốt hơn.