- Hình tượng thiên nhiên kì vĩ, lớn lao: “biển Đông”, “ngọn gió dài”, “ngàn đợt sóng bạc” → Gợi ra một bối cảnh không gian rộng lớn, khoáng đạt.
+ Sóng của biển cả cũng chính là con sóng của nhiệt huyết đang dâng trào, chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần tự tin. Từ đó, càng thể hiện rõ khát vọng lớn lao và cao cả.
+ Tầm vóc con người trở nên kì vĩ, lớn lao nổi bật hẳn trên cái nền của thiên nhiên bởi sự kiêu hãnh, tráng chí hùng mạnh bên trong tâm hồn nhân vật trữ tình.
+ Câu thơ cuối chứa đựng một hình ảnh hào hùng, lãng mạn thể hiện khát vọng lên đường của người chí sĩ yêu nước, từ đó khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, nhiệt huyết của một thế hệ sau này.
- Nghệ thuật đối: xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận
+ Sự đối lập về ý trong câu thơ “Ư bách niên trung tu hữu ngã”. “Tu hữu ngã” nghĩa là phải có ta. Tác giả tự xưng bản thân mình là “ta” một cách ngạo nghễ.
→ Ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cá nhân đối với vận mệnh trăm năm. Điều này đối lập với sự tự cao cá nhân.
+ Câu thơ “Non sông đã chết, sống thêm nhục” sử dụng cặp từ đối nhau “sống- chết”
→ Nhận thức về tình trạng của đất nước hiện nay: Triều đại phong kiến đã suy sụp, đổ nát, khi mà cả vua lẫn quan ai nấy đều hèn nhát, sợ sệt, chỉ ham vinh hoa phú quý mà chấp nhận để kẻ thù chà đạp đất nước. Từ đó, tác giả thể hiện quan niệm về vinh nhục: Đối với một nhà nho yêu nước, sự suy sụp, đớn đau của dân tộc và sự ngang tàn của thực dân là một nỗi nhục nhã vô cùng
Hai câu thơ thực đối với hai câu luận làm nổi bật lên quan niệm sống của nhân vật trữ tình: ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân, vai trò của cá nhân trong bối cảnh thời đại lịch sử của đất nước.
- Giọng thơ sâu lắng, tâm huyết mà sục sôi, hào hùng để khắc họa rõ nét khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình