Câu thơ này có ý rất hay hỏi về thời gian cho những điều phi thời gian.
Trăng già chính là Nguyệt lão, chuyên xe duyên vợ chồng. Do từ nguyệt lão đã có nên không xác đinh thời gian.
Chữ núi thường đi chữ với chữ non"núi non". Ở đây tác giả mượn chữ non "trẻ" đẻ hỏi tuổi.
Câu thơ có ý nghĩa sau: Dù trăng bao nhiêu tuổi vẫn là trăng già, và núi bao nhiêu tuổi người ta vẫn gọi là núi non (có nghĩa vẫn trẻ mãi)
1. Nghệ thuật đối: giữa già >< non.
2. Nghệ thuật nhân hóa: trăng và núi giống như con người cũng có tuổi giống như con người.
3. Nghệ thuật chơi chữ: non đồng nghĩa với trẻ để trái nghĩa với già ở trên.
4. Nghệ thuật điệp từ: bao nhiêu tuổi để nhấn mạnh ý muốn hỏi.
Trong các biện pháp nghệ thuật đó thì nổi bật nhất là biện pháp nhân hóa và sử dụng từ trái nghĩa (già >< non).
Ca dao phản ảnh mọi mặt trong đời sống xã hội của người Việt Nam, có khi là kinh nghiệm của cha ông về thiên nhiên đất trời, khi thì bày tỏ tâm tư tình cảm của con người, tình yêu đôi lứa. Cũng có nhiều câu ca dao thể hiện tình cảm của con cháu với tổ tiên, trong đó nổi bật là câu:
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
Ca dao nói về tình cảm của con cháu với tổ tiên thì con nhiều nhưng đây là câu ca dao thể hiện nhiều cái hay, cái lạ. Cái hay của cách diễn đạt trong bài nằm ở cách dùng từ và cách dùng hình ảnh so sánh. Bài ca dao mở đầu bằng động từ “ngó lên”, “ngó lên” là ngước lên, là nhìn lên. Hành động ấy chỉ sự thành kín, nó giống như việc thành khẩn thắp nén nhang dâng lên tiên tổ. “Ngó lên nuộc lạt mái nhà”, chỉ riêng việc ngó lên phía mái nhà đã gợi đến lòng biết ơn đối với những lớp người đi trước – những lớp người đã tạo ra và giữ yêu mái ngói yên bình của ngôi nhà, dòng tộc. Không chỉ vậy, hướng ánh mắt lên mái nhà để ngó những nuộc lạt. Và hình ảnh so sánh ở đây thật độc đáo: “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”. Nỗi nhớ được so sánh với số lượng nuộc lạt trên mái nhà! Có ai lại đi đo, đi đếm nỗi nhớ bao giờ… Nhưng trong thực tế, cũng chẳng ai đếm, ai đo lượng nuộc lạt trên mái nhà! Bởi nhắc đến hình ảnh “nuộc lạt”, ta chỉ thấy nó nhiều về số lượng và hơn thế nó tạo ra sự kết nối bền chặt cho mái nhà. Ở đây, tác giả so sánh nỗi nhớ với ông bà là dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính đồng thời gợi ra sự nối kết bền chặt của tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông bà.
Hiểu câu ca dao một cách đơn giản, chúng ta cũng có thể liên tưởng tới sự biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Mái nhà mà con cháu đang trú ngụ ngày hôm nay, đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu mồ hôi và nước mắt, thậm chí cả máu của cha ông. Cha ông ta đã hi sinh để dành lại sự yên bình, ấm ấp cho con cháu bên mái nhà tranh. Tất cả những gì ông bà để lại cho con cháu là tình cảm mà ông bà đã gửi trọn vào đó. Không chỉ thế, trong bài ca dao này, dân gian sử dụng thể lục bát biến thể. Câu tám tiếng lại gồm chín tiếng, nỗi nhớ ông bà như tràn ra khỏi phạm vi câu chữ.
Câu ca dao thật ngắn gọn nhưng đã thể hiện được công lao của tổ tiên đối với con cháu và tình cảm của con cháu đối với thế hệ đi trước. Câu ca dao không chỉ là một lời giãi bày tâm sự mà còn là lời nhắn nhủ đối với thế hệ con cháu, hãy trân trọng và gìn giữ những gì cha ông để lại và sống có ý nghĩa để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên.