Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Thảo

Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Kieu Diem
10 tháng 12 2019 lúc 18:45

BPTT: Mặt trời xuống hiển như hòn lửa(so sánh), sóng cài then(nhân hóa), đêm sập của(nhân hóa), câu hát căng buồm cùng gió khơi(ẩn dụ).

Tác dụng của BPTT: Gợi lên khung cảnh hoàng hôn rực rỡ, tráng lê, kỳ vĩ. Vũ trụ như một

ngôi nhà lớn đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Hình ảnh con người đẹp khỏe khoắn, niềm vui, niềm lạc quan của người lao động trước cuộc sống mới

Khách vãng lai đã xóa
Lương Hoàng Hiệp
10 tháng 12 2019 lúc 18:45

Một số biện pháp được thể hiện trong bài thơ:
Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
- Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.
- Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
- Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.
“Đêm thở sao lùa nước Hạ Long" là hình ảnh nhân hóa đẹp, tiếng thở của đêm chính là nhịp thở của thủy triều và tiếng rì rào của sóng. Những đốm sao lung linh trên mặt nước nâng lên hạ xuống một cách hùng vĩ. Nhà thơ Bế Kiến Quốc đã cho rằng :” Nhờ câu thơ này, toàn bộ không khí biển khơi lung linh dào dạt sống động và kỳ ảo hẳn lên”

Tóm lại có các biện pháp sau: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. Từ đó phân tích giá trị của nó trong câu thơ.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Chan
Xem chi tiết
Péo Péo
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn giang
Xem chi tiết
Rendy
Xem chi tiết
Trần Kim Chi
Xem chi tiết
ITACHY
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Đăng Thy
Xem chi tiết
SuSu
Xem chi tiết