Văn bản ngữ văn 8

Phan Trần Huyền Ngọc

Phân tích đoạn thơ thứ tư trong văn bản "Nhớ rừng".

Giúp mk nha, mk cần gấp lắm ý!!!

Lê Thị Hải
7 tháng 3 2020 lúc 10:06

Niềm uất hận (khổ 4)

- Chính vì chán chường, xót xa do “sa cơ” nên “bị nhục nhằn tù hãm”, con hổ có cái nhìn không chỉ chán ghét mà còn khinh bỉ, tỏ ra uất hận với những sự vật tầm thường xung quanh mình.

- “Niềm uất hận ngàn thâu”: uất hận triền miên, không tài nào giải tỏa được.

- Vì: Khung cảnh nơi con hổ bị nhốt tầm thường, giả dối.

+ Đơn điệu, buồn tẻ. (“Không đời nào thay đổi”)

+ Tỉa tót, giả tạo (hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng)

+ Học đòi, bắt chước, đểu giả (“dải nước đen”, “mô gò thấp kém”, “vừng lá hiền lành không bí hiểm”,…)

=> Cảnh đủ đầy, có xuất hiện tất cả nhưng nhạt nhẽo, không có linh hồn.

=> Cách nói giễu nhại, thủ pháp liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, nhanh, dồn dập ở hai câu đầu và những câu thơ tiếp theo đọc liền như kéo dài ra thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt, chán chường của con hổ. Đặc biệt, nhịp thơ được ngắt linh hoạt: 2/2/2/2 (Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng), 5/3 (Dải nước đen giả suối/ chẳng thông dòng), 3/5 (Len dưới nách/ những mô gò thấp kém). Cách ngắt nhịp có sự phóng túng này đã diễn tả tâm trạng bức bối, bị bó buộc và như bày tỏ niềm khát vọng được tháo cũi sổ lồng, được phá tung mọi xiềng xích kìm kẹp của con hổ.

=> Cảnh vườn bách thú tầm thường giả dối và tù túng dưới con mắt của chúa sơn lâm thực chất là một cách nói ẩn dụ về thực tại xã hội đương thời qua sự cảm nhận của một hồn thơ lãng mạn. Họ chán ghét, khinh miệt cái xã hội tầm thường, giả dối, tù túng. Tâm trạng của Thế Lữ cũng là tâm trạng chung của nhiều cây bút, nhiều trí thức đương thời.

=> Tóm lại, những đoạn thơ trên đã khắc họa một cách chân thực và sinh động nỗi đau vì bị mất tự do của con hổ. Qua đó, ta cảm nhận được thái độ sống ngao ngán, chán ghét cao độ của con người đối với xã hội nô lệ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Cô Bé Ngốc
Xem chi tiết
Ganny
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Minh Chau
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phương Nhi
Xem chi tiết
noname
Xem chi tiết
Dieu Ngo
Xem chi tiết
lalala
Xem chi tiết
Lan Phạm
Xem chi tiết
Lulyliu
Xem chi tiết