Bài 1:
Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.
Chính lúc đó cô bé đầu trần, chân đi đất, run rẩy vì lạnh và đói. Sự đầm ấm của các gia đình hiện ra qua khung cửa sổ kia càng làm chúng ta xót xa cho cô bé khốn khổ tội nghiệp, không có lấy một chút hạnh phúc nào trong đêm giao thừa. Nhất là hình ảnh cô bé chỉ biết ngồi thu chân vào hốc tường mà hồi tưởng, mà ước mơ. Một que diêm bật sáng lên là cuộc sống quá khứ lại hiện về. Đó là những ngày sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc bên bà nội hiền từ, nhân hậu như một bà tiên, trong ngói nhà nhỏ xinh xắn có dây thường xuân bao quanh. Nhưng que diêm tắt là một thực tại vô cùng nghiệt ngã, phũ phàng lại ập đến. Em đang phải sống trong trăm đường cơ cực, khổ sở. Cả ngày phải đi bán diêm, nếu không bán được, đến tối về lại bị bố đánh đập. Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào. Ngay cả những ước mơ nhỏ bé của em mà cũng chỉ thấy được qua mộng ảo. Mỗi một que diêm sáng lên ước mơ ở đây không phải là ánh sáng của một cây đèn hay của một nguồn ánh sáng gì to lớn. Nó chỉ là một ánh lửa diêm nhỏ bé, dễ dàng tắt lụi trong đêm băng tuyết. Bởi vậy mỗi que bật lên sao có thể sưởi ấm được tâm thân và tâm hồn đã đông lạnh của cô bé. Nó chẳng qua chỉ là chỗ bấu víu cực kì mong manh của cô bé mà thôi. Em bé quẹt cả số diêm còn lại chính là để cố bám lấy những ước mơ đó. Trong khi chúng ta có đầy đủ những thứ đó thì cô bé bán diêm của An-đec-xen lại thiếu tất cả. Ngay cả giấc mơ đẹp nhất em cũng chỉ được thấy khi đã hấp hối.
Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em. Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn.
Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu tràn đầy của An-đec-xen.
Bài 2:*Về nhân vật Bơ-men:
-Là một họa sĩ nghèo thuê phòng ở tầng dưới
-Cụ thường ngòi làm mẫu cho các họa sĩ để kiếm tiền
-Khao khát trở thành họa sĩ có tên tuổi,sẽ có tác phẩm để đời nhưng chưa bao giờ bắt tay vào việc
-Khi nghe Xiu kể chuyện về Giôn-xi,cụ đã xót thương ,nhờ xiu dẫn lên thăm
-Tình thương và lòng trắc ẩn khơi dậy trong tâm hồn cụ một ý tưởng sáng tạo
-Cụ am thầm vẽ chiếc lá thường xuân lên tường trong đêm bão tuyết,với hi vọng khơi dậy trong Giôn-xi nghị lực và tình yêu cuộc sống
-Lòng nhân ái,đức hi sinh của cụ Bơ-men là nguồn cảm hứng giúp cụ tạo ra tác phẩm tuyệt vời
-Cái chết của cụ đã đem lại sự sống cho cô gái trẻ trung
*Về nhân vật Giôn-xi:
-Là một cô gái nghèo khổ,yêu thích và có năng khiếu hội họa,nuôi mộng trở thành họa sĩ..nhưng không may bị mắc bệnh sưng phổi nặng mà không có tiền mua thuốc.
-Bi quan,luôn nghĩ đến cái chết.Nhìn những chiếc lá thường xuân lần lượt rụng,cô cho rằng số phận mình cũng như chiếc lá ấy.
-Khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn bám chắc trên tường thì trong lòng cô bất chợt rọn lên tâm trạng yêu đời,ham sống.Tự trách mình không có nghị lực như chiếc lá bé nhỏ
-Ước mơ đẹp đẽ lại cháy sáng,cô bày tỏ với Xiu là muốn có dịp vẽ vịnh Na-plơ nổi tiếng
-Chiếc lá cuối cùng đã giúp cô thoát khỏi cái chết và hồi sinh nhanh chóng