Bài 27 : Lớp vỏ sinh vật - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật trên Trái đất.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Văn Dũng

Phân tích đoạn thơ sau:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa 

Sóng đã cài then đêm sập cửa"

"Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi"

                                           (Huy Cận)

Nguyễn Thu Hà
30 tháng 7 2016 lúc 17:03

Bài thơ đc mở đầu bằng khúc hát hào hứng, phấn chấn của người dân chài tiến ra khơi khi hoàng hôn tới.
"mặt trời xuống biển như hòn lửa
.........
câu hát căng buồn cùng gió khơi"
biển hoàng hôn, hình ảnh mặt trời lặn đc so sánh với hòn lửa bị nhúng vào nc--- cảnh biển rực rỡ của n~ tia nắng cuối cùng xuống dát đỏ cả mặt biển, cùng n~ con sóng bạc đầu tạo ra lấp lánh. 
Hoàng hôn mà vũ trụ ko gợi cảm giác tàn lụi mà lại là chuyển động khỏe khoắn và đẹp
- Câu thơ thứ 2 dùng biện pháp nhân hoá: sóng cài then, cài chặt then nhốt ánh sáng bằng 1 động tác "sập cửa" mau lẹ ---- thiên nhiên vũ trụ huyền bí, mênh mang trong màn đêm nhưng cũng gần gũi, thân thuộc như chính ngôi nhà của mỗi con nguời.
- khi thiên nhiên ngưng nghĩ cũng chính là lúc con nguời ngư dân hào hứng ra khơi --- người lao động ko e sợ màm đêm và biển cả.
----nguời lao động hăng say, chủ động ko ngại khó, ngại khổ
+, cụm từ "lại ra khơi " cho thấy đánh cá ban đêm ngoài biển khơi là một công việc quen thuộc, và thường ngày của người ngư dân=== Nhưng dù quen thuộc vậy mà họ ko chán nản mà lại hào hứng và say mê. Đi liền với côg việc là tiếng hát "đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi_ câu hát căng buồn cùng gió khơi
== ngay từ khổ thơ đầu, h ả nguời lao động đã song hành cùng tiếng hát

Công Chúa Hoa Hồng
30 tháng 7 2016 lúc 17:00

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Hòn lửa khổng lồ ấy, có kiêu hùng và rực rỡ thật đấy, nhưng khi đã nhìn xuống biển rồi, những làn nước mơn man xoa dịu đi những sức nóng ấy và làm nó tắt ngầm, tắt ngầm như nó chưa từng xuất hiện. Và liền sau đó, màn đêm sụp xuống tức thì:

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Câu thơ này đem lại cho chúng ta một cảm giác dứt khoát và mạnh mẽ do cách gieo vần sáng tạo độc đáo. Sau một ngày náo nhiệt và sôi động, cả vũ trụ bao la đã lịm tắt dần và lui vào giây phút thanh thản và yên tĩnh. Trong sự ngự trị tuyệt đối của nữ hoàng bóng đêm, những thần dân bé nhỏ được biển mẹ cất lờ êm đềm, đưa vào giấc ngủ và những cơn mơ thần tiên “sóng” và “đêm” ở đây được nhân hoá như những thần dân của vương quốc ấy. Còn vương vấn mặt trời làm gì. hỡi những sự vật yêu hoà bình kia! Nhưng phải chăng tất cả đã ngủ yên.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Sự tương phản thật quá rõ ràng khi vũ trụ không gian đã yên nghỉ thì những ngư dân chăm chỉ hiền lành bắt đầu hoạt động như thường lệ: Những đứa con tru tú của biển mẹ bắt đầu công việc lao động chân chính, đi tìm nguồn sáng từ biển mẹ một cách nhẹ nhàng, quen thuộc làm sao! Câu thơ này được sử dụng như một sự chuyển vần nên khác hẳn hai câu trên. Nó như một làn gió dịu mát, thanh thản và nhẹ nhõm gợi nên cảnh đoàn thuyền lướt sóng ra khơi, đem theo cả tinh thần phân khởi, náo nức và hăng say lao động. Họ ra đi đánh cá, thuyền này sát thuyền kia, buồm này tựa buồm kia, cánh tay này trong cánh tay kia trùng trùng điệp điệp, biển như một ngôi nhà bí ẩn giấu trong lòng mình những điều huyền diệu nhất, nhưng lại được bao phủ bởi màn đêm âm u và kì lạ. Những con người ấy đã đồng lòng, hồ hởi tiến vào giữa lòng biển tối tăm ấy để tìm ra chiếc chìa khoá nắm giữ những điều bí mật, chinh phục sông sâu biển rộng và bắt nó phải phục vụ cho cuộc sô"ng của mình. Biết bao lần ra biển, chinh phục biển đã trở thành một điệp khúc thật gần gũi thân quen và đầy lạc quan. Và sự lạc quan đó được tô điểm muôn phần bởi câu thơ tiếp theo:

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Vừa nghe qua ta tưởng chừng như thật phi lý. Nhưng phải sống bên biển khơi, phải có lòng yêu biển, yêu lao động dồi dào mới thấy nét độc đáo và chín chắn trong câu thơ. Trước sóng gió thiên nhiên, lòng dũng cảm từ trái tim những người đi biển đã phát lên những bài hát, những câu hồ hoà vào tiếng gió, thúc đẩy làm cho gió mạnh hơn trong tinh thần lạc quan yêu đời của mình. Tiếng hát như vỡ tung trong cảnh trời đất, trong vũ trụ thành yên tĩnh, tiếng hát từ trái tim cứng rắn hồn hậu mạnh mẽ và trung thực thì ngọn gió vô tình của thiên nhiên kia làm sao bì kịp. Và cùng với gió khơi, câu hát ấy đã đẩy những cánh buồm xa hơn, nhanh hơn đến lòng biển mẹ.

Nguyễn Thu Hà
30 tháng 7 2016 lúc 17:02

”Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
Sóng đã cài then đêm sập cửa 
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi” 

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ được Huy Cận sáng tác vào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hồng Gia - Cẩn Phả - Quảng Ninh. Bài thơ đã dụng được một không khí khẩn trương, hăng say của những người lao động đánh cá trong một đêm trên biển, với tư thế làm chủ thiên nhiên, biển cả. Bốn câu thơ đầu diển tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”, mở đầu cho một đêm đánh cá trên biển. 
Hai câu thơ đầu diển tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Thời gian ở đây là lúc ngày tàn, được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh cụ thể, giàu giá trị gợi cảm: ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa-sóng đã cài then đêm sập cửa”. Ơ câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cản quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụ này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú. 
Đối với thiên nhiên thì một ngày đã khép lại, nhưng với đoàn thuyền đánh cá thì đây lại là thời điểm bắt đầu cho công việc đánh cá trên biển trong đêm. 
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi” 
Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc. 
Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnh được xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đã cụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánh cá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh (cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm. Họ ra khơi với một niềm phấn khởi, niềm tin vào thành quả lao động. 
Bốn câu thơ mở đầu miêu tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động. Không khí chung của bốn câu thơ mở đầu này chi phối không khí chung của cả bài thơ.

Uchiha Sasuke
20 tháng 3 2017 lúc 8:33

Đây là ngữ văn mà bạn.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Văn Dũng
Xem chi tiết
nguyễn thị tường vy
Xem chi tiết
Bùi Vương Anh Thư
Xem chi tiết
Không Tồn Tại
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Mai Lan Thanh
Xem chi tiết
Hồ Lê Phương Nam
Xem chi tiết
học 24h
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết