Bài 27 : Lớp vỏ sinh vật - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật trên Trái đất.

Nguyễn Văn Dũng

Phân tích câu văn sau:

                Nòi tre đâu chịu mọc cong

      Chưa lên đã mọc như trông lạ thường

 

Lê Nguyên Hạo
30 tháng 7 2016 lúc 15:00

dưới ngòi bút của nguyễn duy tre còn nhiều phẩm chất đáng quý nữa như 
đức tính ngay thẳng, lòng vị tha biết nhường nhịn và chăm lo cho thế hệ măng 
non đời sau.nói về tre mà như nói về một lớp người, vừa gần gũi,vừa tha thiết. 
“nòi tre đâu chịu mọc cong 
chưa lên đã nhọn như chông lạ thường 

gợi lên sự nối tiếp của thế hệ sau đối với thế hệ trước, sống ngay thẳng, can 
trường từ tấm bé.đó là hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ việt nam, kế tục truyền thống 
bất khuất của dân tộc để bảo vệ xây dựng tổ quốc. Các em chính là măng non 
của đất nước, là tương lai của đất nước.

Công Chúa Hoa Hồng
30 tháng 7 2016 lúc 15:01

+ các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ 
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ : 
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre 
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

ngocmaii
30 tháng 7 2016 lúc 15:15

hình ảnh so sánh ; mang tre moc nhu chong, gợi cho ta thấy ; sự kiêu hãnh hiên ngang bất khuất của tre hay cũng chính là dân tộc việt nam 

 

Yoshikawa Saeko
30 tháng 7 2016 lúc 22:23

Nguyễn Khoa Điềm cũng nói “ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”. Hay tre xanh còn đi vào những huyền thoại như Thánh Giong, cây tre trăm đốt…Tóm lại cây tre xuất hiện lúc khi con người nhận ra những vẻ đẹp của nó.

Đến những câu thơ tiếp theo Nguyễn Duy vẽ lên những vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp ấy ta thấy được những phẩm chất của con người Việt Nam ta:

Thứ nhất là vẻ đẹp của màu sắc, hình dáng của những cây tre xanh nước ta:

“Thân gầy guộc, lá mong manh 
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? 
Ở đâu tre cũng xanh tươi 
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”

Cây tre Việt Nam hiện lên với thân hình gầy guộc mong manh. Tre thanh cao, nhẹ nhàng trước gió. Những tính từ ấy khiến cho ta liên tưởng đến những khóm tre xanh lá nhỏ thân cao thẳng tắp gầy guộc nhưng lại thẳng đứng như thế đấy. Thế nhưng tre vẫn thành lũy thành bờ dù cho đất đai khô cằn, dù cho đá vôi có bạc màu đất thì tre vẫn xanh tốt như thế. Ở đâyta thấy được phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta, trong xã hội con người nếu như nói về thân phận thấp cổ bé họng thì chúng ta ví như củ sắn, củ khoai nhưng nói đến sự thanh cao ngoài trúc, mai ra thì chúng ta còn nhắc đến cây tre. Dáng hình gầy guộc thẳng tắp mong manh kia như thể hiện được sự phẩm chất của con người. Đó là con người Việt Nam ta nhỏ bé nhưng lương tâm thì ngay thẳng như cây tre và dù sống ở đâu thì chúng ta vẫn cứ sống tốt dẫu cho đất đá có khô cằn thì cây tre kia vẫn xanh, con người Việt Nam vẫn sống chan hòa với nhau.

Thứ hai, cây tre Việt Nam có sức sống mãnh liệt, con người Việt Nam cũng vậy:

“Có gì đâu, có gì đâu 
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều 
Rễ siêng không ngại đất nghèo 
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù 
Vươn mình trong gió tre đu 
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành 
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh 
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Văn Dũng
Xem chi tiết
tran dinh viet
Xem chi tiết
No Name
Xem chi tiết
Mai Lan Thanh
Xem chi tiết
Hồ Lê Phương Nam
Xem chi tiết
học 24h
Xem chi tiết
Đình Đình
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thúy Hường
Xem chi tiết
Nhok Cá Tính
Xem chi tiết