Kiểm tra 1 tiết

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ledat

Phân loại các hợp chất vô cơ ( định nghĩa, phân loại, ví dụ, goị tên )

Hà Yến Nhi
7 tháng 9 2018 lúc 20:06

**Oxit:là hợp chất gồm một nguyên tố kết hợp với một hay nhiều nguyên tử oxi.

1) Đặc điểm oxit: 2 nguyên tố (MxOy)
2) Oxit gồm 2 loại:
+ Oxit axit: chứa phi kim (hoặc một số kim loại có hóa trị cao ví dụ: Mn (VII), Cr (VII)…) và tương ứng với 1 axit.
VD: SO3 có axit tương ứng là H2SO4.
+ Oxit bazơ: chứa kim loại và tương ứng với 1 bazơ.
VD: K2O có bazơ tương ứng là KOH.
3) Tên gọi:
Cách gọi chung: Tên nguyên tố + oxit
+ Với kim loại nhiều hóa trị:
Tên oxit bazơ:
Tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit
+ Với phi kim nhiều hóa trị:
Tên oxit axit: Tên phi kim + oxit

(kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
Các tiền tố: 2 – đi; 3 – tri; 4 – têtra; 5 – penta.
Ví dụ
Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó.
SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Al2O3, Fe2O3, CO2.
Giải

**Axit

1. Khái niệm

- VD: HCl, H2S, H2SO4 , HNO3, H2CO3, H3PO4.

- TPPT: Có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (- Cl, =S, =SO4, -NO3...)

- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

2. Công thức hoá học

- Gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.

Công thức chung: HnA.

Trong đó: - H: là nguyên tử hiđro.

- A: là gốc axit.

3. Phân loại

- 2 loại:

+ Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF...

+ Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3...

4. Tên gọi

a. Axit không có oxi

Tên axit : Axit + tên phi kim + hiđric.

VD : - HCl : Axit clohiđric.

- H2S : Axit sunfuhiđric.

b. Axit có oxi:

* Axit có nhiều nguyên tử oxi:

Tên axit : Axit + tên phi kim + ic.

VD : - HNO3 : Axit nitric.

- H2SO4 : Axit sunfuric.

* Axit có ít nguyên tử oxi

Tên axit : Axit + tên phi kim + ơ.

VD : - H2SO3 : Axit sunfurơ.

**Bazơ

1. Khái niệm

- VD : NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3...

- TPPT: Có một nguyên tử kim loại và 1 hay nhiều nhóm – OH.

- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit(- OH)

2. Công thức hoá học

- Gồm nguyên tử KL và một hay nhiều nhóm - OH.

Công thức chung: M(OH)n

Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại.

- A: là nhóm hiđroxit.

3. Tên gọi

Tên bazơ : Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

VD : NaOH : Natri hiđroxit.

Fe(OH)3 : Sắt (III) hiđroxit.

4. Phân loại:

- 2 loại:

* Bazơ tan trong nước : NaOH, KOH...

* Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2...

**Muối

1. Khái niệm

- VD: NaCl, CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3...

- TPPT: Có nguyên tử kim loại và gốc axit.

- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit

2. Công thức hoá học

- Gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hiđroxit.

MxAy.

Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại.

- A : là gốc axit.

VD : Na2CO3 . NaHCO3.

Gốc axit : = CO - HCO3.

3. Tên gọi

Tên muối : Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.

VD : - Na2SO4 : Natri sunfat.

- Na2SO3 : Natri sunfit.

- ZnCl2 : Kẽm clorua.

4. Phân loại

- 2 loại:

* Muối trung hoà: Là muối mà gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

VD : CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3...

* Muối axit: Là muối mà trong đó gốc a xit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

VD: NaHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2..




Các câu hỏi tương tự
tút tút
Xem chi tiết
26 Phương Nhi 68
Xem chi tiết
tút tút
Xem chi tiết
Phạm Phương
Xem chi tiết
26 Phương Nhi 68
Xem chi tiết
dương đăng khôi
Xem chi tiết
Uyển Lộc
Xem chi tiết
Phạm Lành
Xem chi tiết
Lê Thanh Tâm Anh
Xem chi tiết