-Lấy mẫu thử và đánh dấu
- Cho Na vào các mẫu thử
+ Mẫu thử xuất hiện khí không màu bay lên chất abn đầu là C2H5OH
2C2H5OH + 2Na \(\rightarrow\)2C2H5ONa + H2
+ Mẫu thử không hiện tượng chất ban đầu là C6H12O6, C12H22O11 (I)
- Cho AgNO3 vào nhóm I
+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng bạc chất ban đầu là C6H12O6
2AgNO3 + C6H12O6 + H2O + 2NH3 \(\rightarrow\) C6H12O7 + 2Ag + 2NH4NO3
+ Mẫu thử không hiện tượng chất ban đầu là C12H22O11
Cho 3 chất tác dụng với AgNO3/ NH3, đun cách thuỷ (phản ứng tráng bạc) :
- Không hiện tượng: rượu etilic, saccarozơ
- Xuất hiện kết tủa bạc: glucozơ
Cho 2 chất còn lại đun trong môi trường axit, nhiệt độ (phản ứng thuỷ phân), sau đó đem sản phẩm tác dụng với AgNO3/NH3
- Không hiện tượng: rượu etilic
- Xuất hiện kết tủa bạc: saccarozơ (saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ, glucozơ tạo thành tham gia phản ứng tráng bạc)
khi cho mẩu Na vào từng dung dịch trên thì dung dịch nào cũng thấy thoát ra khí H2 vì nhắc đến 2 chữ "dung dịch" là nhắc tới "có nước". Bài này nên làm như sau :
* Cho từng dung dịch qua AgNO3/NH3, chỉ có glucose tạo kết tủa bạc :
C5H11O5-CHO + 2[Ag(NH3)2]OH = C5H11O5COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
** Cho các dung dịch còn lại qua CuO nung nóng thấy màu đen của CuO chuyển thành màu đỏ của Cu => C2H5OH
C2H5OH + CuO = CH3CHO + Cu + H2O
Chất còn lại là saccharose