Câu 20. Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây?
Tên nước | Diện tích (km2) | Dân số (triệu người) |
Việt Nam | 329 314 | 78,7 |
Trung Quốc | 9579 000 | 1273,3 |
Câu 39: Dựa vào bảng số liệu sau:
Tên nước | Diện tích (km2) | Dân số - 2020 (người) |
Cộng hòa Nam Phi | 1.220.000 | 59.310.000 |
Ai Cập | 1.010.000 | 102.300.000 |
Hãy tính mật độ dân số trung bình của cộng hòa Nam Phi năm 2020, biết công thức là: Mật độ dân số = dân số: diện tích (đơn vị: người/km²)
A. 40 người/km² B. 490 người/km²
C. 49 người/km² D. 409 người/km²
Hãy tính mật độ dân số trung bình của Ai Cập năm 2020, biết công thức là: Mật độ dân số = dân số: diện tích (đơn vị: người/km²)
A. 101 người/km² B. 110 người/km²
C. 111 người/km² D. 1101 người/km²
1.Lúa nước là cây trồng phổ biến ở
A.môi trường nhiệt đới B.môi trường nhiệt đới gió mùa C.môi trường hoang mạc D.môi trường ôn đới lục địa 4.Lục địa là khối đất liền rộng A.hàng triệu km2 B.một triệu km2 C.hai triệu km2 D.ba triệu km2 8.Các quốc gia phát triển có thu nhập bình quân/đầu người trên A.10 000 USD/năm. B.2000 USD/năm. C.20 000 USD/năm. D.15 000 USD/năm. . 9.Cảnh quan phổ biến nhất của môi trường xích đạo ẩm là: A.rừng rậm xanh quanh năm B.rừng cây bụi lá cứng C.đồng cỏ D.băng tuyết 15.Hươu bắc cực là vật nuôi chủ yếu ở : A.môi trường ôn đới vĩ độ cao. B.môi trường nhiệt đới gió mùa. C.môi trường nhiệt đới. D.môi trường hoang mạc. 19.Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu do: A.Lãnh thổ có nhiều hồ lớn. B.Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ. C.Nhiều biển bao quanh. D.Lãnh thổ trải dài trên nhiều kinh độ.
Câu 16: Mật độ dân số là
A. số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.
B. dân số trung bình của các địa phương trong nước.
C. số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.
D. số diện tích trung bình của một người dân.
Câu 6. Mật độ dân số là:
A. số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.
B. số diện tích trung bình của một người dân.
C. dân số trung bình của các địa phương trong nước.
D. số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.
Câu 7. Năm 2019, dân số Việt Nam khoảng 96,2 triệu người, với diện tích là 331212km2. Vậy mật độ dân số trung bình của nước ta là
A. 290 người/km2.
B. 291 người/km2.
C. 315 người/km2.
D. 375 người/km2
Câu 8. Các loài sinh vật thích nghi được môi trường hoang mạc có:
A. Lạc đà, linh dương, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.
B. Lạc đà, linh trưởng, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.
C. Lạc đà, hươu, nai, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.
D. Lạc đà, voi, sư tử, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.
Câu 9. Châu Phi có những loại khoáng sản chủ yếu:
A. Vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng và phốt phát.
B. Dầu mỏ, khí đốt, đồng, vàng, kim cương và manga.
C. Vàng, kim cương, chì, đồng, sắt, apatit và uranium.
D. Dầu mỏ, vàng, đồng, kim cương, apatit và sắt.
Câu10. Sông dài nhất châu Phi là:
A. Nin.
B. Ni-giê.
C. Dăm-be-di.
D. Công-gô.
Dân số của châu phi năm 2020 là 1.355.000.412 người,diện tích là 30.000.000 km\(^2\).Tính mật độ dân số của châu phi năm 2020
Năm 2001, dân số sống trong các đô thị là bao nhiêu ?
A/ 4 tỉ người
B/ 5 tỉ người
C/ 6 tỉ người
D/ 7 tỉ người
1.Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là:
A.Đông Nam Á, Bắc Á C.Đông Á, Bắc Á
B.Đông Á, Đông Nam Á D.Tây Nam Á, Tây Phi
Câu 2.Chủng tộc có màu da trắng , tóc nâu (vàng), mắt xanh, mũi cao là:
A.Ơ-rô-pê-ô-it C.Nê-grô-it
B.Môn-gô-lô-ít D.Ôx-tra-lô-it
Câu 3.Lối sống theo phong tục, tập quán, dòng họ, gần gũi với thiên hiên thuộc loại hình quần cư :
A. Nông thôn C. Cả 2 loại hình trên
B. Đô thị D. Không có loại hình nào
Câu 4. Môi trường xích đạo ẩm có vị trí địa lí từ :
A. 50B -> 100N C.Chí tuyến Bắc và Nam
B. 50B -> 50N D.Vòng cực bắc và Nam
Câu 5.Độ ẩm rất cao, trung bình trên 80% nên không khí ẩm ướt ngột ngạt, là đặc điểm của môi trường:
A. Xích đạo ẩm C. Nhiệt đới gió mùa
B. Nhiệt đới D. Vùng núi
Câu 6. Ở vùng ven biển, cửa sông được phù sa bồi đắp là môi trường sống của nhiều loài động vật khác nhau xuất hiện rừng:
A. Xích đạo ẩm thường xanh C. Xa van
B. Mưa mùa nhiệt đới D. Ngập mặn
Câu 7.Một loại đất của môi trường nhiệt đới ở vùng đồi núi là:
A. Phù sa C. Xa van
B. Feralit D. Phèn
Câu 8. Môi trường nhiệt đới gió mùa: Lượng mưa thay đổi theo mùa gió nhưng còn thay đổi tuỳ thuộc vào:
A. Độ ẩm C. Vị trí đám mây
B. Độ bốc hơi D. Vị trí gần hay xa biển
Câu 9.Đới nóng lợn được nuôi nhiều ở các nơi:
A. Thưa dân C. Sâu trong lục địa
B. Đông dân D. Trồng nhiều ngũ cốc, đông dân
Câu 10. Những nơi tập trung dân cư động đúc: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi và Đông Nam Braxin chiếm gần :
A. 55% dân số C. 40% dân số
B. 50% dân số D. 30% dân số
Câu 11. Ngày nay nhiều nước ở đới nóng tiến hành đô thị hoá gắn liền với phát triển kinh tế và:
A. Nâng cao dân trí C. Nâng cao chất lượng cuộc sống
B. Nâng cao tuổi thọ D. Phân bố dân cư hợp lí
Câu 12. Chọn phương án nào sau đây điền vào chỗ trống….cho phù hợp:
Chăn nuôi ở đới nóng chưa phát triển bằng trồng trọt, hình thức ……… là phổ biến:
A. Nuôi vườn C. Chăn thả
B. Trang trại D. Chăn theo vùng
Câu 13. Thảm thực vật điển hình cho môi trường nhiệt đới là:
A. Rừng mưa xích đạo C. Xavan
B. Rừng ngập mặn D. Rừng thưa
Câu 14. Có đến 70% số loại cây và chim thú trên trái đất sinh sống ở:
A. Vùng núi C. Rừng thưa
B. Hoang mạc D. Rừng rậm đới nóng
Câu 15. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hằng năm của dân số thế giới lên đến bao nhiêu %:
A. 1,7% C. 2,0%
B. 1,9% D. 2,1%
Câu 16: Năm 2001, Việt Nam có diện tích 331212 km2, dân số là 78,7 triệu người thì mật độ dân số là:
A. 237 người/km2 C. 239 người/km2
B. 238 người/km2 D. 240 người/km2
Câu 17: Nhiệt độ cao nhất là 290C, nhiệt độ thấp nhất là 170C. Vậy biên độ nhiệt là:
A. 120C C. 170C
B. 130C D. 290C
Câu 18: Thảm thực vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa có đặc điểm:
A. phát triển xanh tốt quanh năm C. thưa thớt và cằn cỗi
B. phong phú và đa dạng D. còi cọc và thấp lùn
Câu 19: Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho việc trồng:
A. cây ăn quả C. rau quả nhiệt đới
B. cây công nghiệp D. cây lương thực (lúa nước)
Câu 20: Căn cứ vào bảng số liệu: Tương quan về dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á
Năm
Dân số (triệu người)
Diện tích rừng (triệu ha)
1980
360
240,2
1990
442
208,6
Nhận xét nào sau đây là chính xác nhất?
A. Dân số Đông Nam Á sau 10 năm tăng thêm 82 triệu người.
B. Diện tích rừng từ năm 1980-1990 giảm 31,6 triệu ha.
C. Dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm.
D. Độ che phủ rừng ngày càng giảm.
Câu 21: Ở môi trường tự nhiên nào càng gần chí tuyến ,thời kì khô hạn càng kéo dài ,biên độ nhiệt càng lớn?
A. Nhiệt đới. C. Hoang mạc.
B. Xích đạo. D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 22: Dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tượng:
A. già hóa dân số. C. bùng nổ dân số.
B. trẻ hóa dân số. D. suy thoái dân số.
Câu 23: Mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia đới nóng hiện nay là:
A. bảo vệ rừng. C. bảo vệ môi trường
B. thiếu nước sạch. D. kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số
Câu 24: Nguyên nhân chính dẫn đến dân số thế giới tăng nhanh?
A.Di dân, thiên tai, bệnh dịch. C. Tiến bộ về kinh tế- xã hội và y tế.
B. Bệnh dịch, đói kém, chiến tranh. D. Sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật.
Câu 1.
Đâu là nhóm chủng tộc chính trên thế giới ?
A. Ơ-rô-pê-ô-it, Môn-gô-lô-it,Nê-gro-it.
B. Người lai, Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it.
C. Ơ-rô-pê-ô-it, Ôx-tra-lô-it, Nê-gro-it.
D. Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Ôx-tra-lô-it.
Câu 2.Theo thống kê 01/4/2014, nước ta có diện tích 330 991 Km2 với số dân là 90 493 352 triệu người. Cho biết nước ta có mật độ dân số là bao nhiêu?
A. 273 người/Km2 . B. 275 người/Km2 C. 276 người/Km2 . D. 277 người/Km2
Câu 3.Khu vực nào có khí hậu: mùa hạ mát mẻ; mùa không lạnh lắm; ẩm ướt quanh năm ?
A. Môi trường hoang mạc. B. Môi trường ôn đới lục địa.
C. Môi trường Địa Trung Hải. D. Môi trường ôn đới hải dương
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây thuộc môi trường ôn đới lục địa?
A. Mùa đông lạnh và có tuyết rơi; mùa hạ nóng.
B. Mùa hạ nóng, khô; mùa đông ấm áp; mưa vào thu đông.
C. Mùa hạ mát mẻ; mùa không lạnh lắm; ẩm ướt quanh năm.
D. Mùa hạ mát mẻ; mùa không lạnh lắm
Câu 5. Diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng chủ yếu là do
A. cát lấn. B. mùa khô kéo dài.
C. tác động của con người. D. biến đổi khí hậu toàn cầu
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không thuộc khí hậu đới lạnh?
A. Khí hậu vô cùng khắc nghiệt, lạnh lẽo. .
B. Mùa đông rất dài, nhiệt độ dưới -100C.
C. Mùa hạ kéo dài, có mưa.
D. Lượng mưa rất thấp, chủ yếu là tuyết rơi
Câu 7. Hiện nay, hai vấn đề lớn cần phải quan tâm nhất ở đới lạnh là
A. xói mòn đất và suy giảm diện tích rừng.
B. ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước.
C. tài nguyên khoáng sản cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng.
D. thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý
Câu 8. Châu Phi có khí hậu nóng quanh năm là do đại bộ phận lãnh thổ
A. nằm ở bán cầu Bắc. B. nằm ở bán cầu Nam.
C. nằm dọc theo đường xích đạo. D. nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
Câu 9. Nước có nền công nghiệp phát triển nhất ở Nam Phi là :
A. Ai-cập. B. Cộng hòa Nam Phi. C. An-giê-ri. D. Ni-giê-ri-a
Câu 10. Nền kinh tế Bắc Phi phát triển chủ yếu dựa vào
A. xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, phốt phát và du lịch.
B. thu thuế giao thông hàng hải qua kênh đào Xuy-ê.
C. cây ăn quả và cây công nghiệp.
D. phát triển cây lương thực và cây công nghiệp ở các ốc đảo.
Câu 11. Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc chủ yếu là
A. chăn nuôi du mục. B. làm nương rẫy.
C. vận chuyển hàng hóa bằng lạc đà. D. trồng cây công nghiệp
Câu 12. Phần lớn dân cư Bắc Phi thuộc chủng tộc :
A. Ơ-rô-pê ô-ít B. Môn-gô-lô-ít
C. Nê-grô-ít D. Ôx-tra-lô-it.
Câu 13.( 1,0 điểm )
Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ chấm sao cho đúng về sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường hoang mạc ( chất dinh dưỡng, sự thoát hơi nước, sự khô hạn, dự trữ nước)
Thực vật và động vật thích nghi với ……………(1) của hoang mạc bằng cách tự hạn chế ………….(2), đồng thời tăng cường……………..(3)và………………(4)trong cơ thể.
Help me !