Nung 109,6 gam Ba với một lượng vừa đủ NH4NO3 trong bình kím thu được hỗn hợp A gồm 3 hợp chất của Ba. Hòa tan A vào nước được hỗn hợp B và dung dịch C
a) Viết các phản ứng xảy ra.
b) Cho hỗn hợp khí B vào bình kín, dung tích không đổi, có mặt chất xúc tác rồi nung nóng bình ở nhiệt độ không đổi đến trạng thái cân bằng thấy áp suất tăng thêm 10% so với áp suất ban đầu. Tính % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp cân bằng.
Tham Khảo
8Ba + NH4NO3 —> Ba3N2 + 3BaO + 2BaH2
0,8………………………0,1………0,3………0,2
Ba3N2 + 6H2O —> 3Ba(OH)2 + 2NH3
0,1………………………………………0,2
BaO + H2O —> Ba(OH)2
BaH2 + 2H2O —> Ba(OH)2 + 2H2
0,2………………………………….0,4
Khí B gồm NH3 (0,2) và H2 (0,4) —> nB = 0,6
Áp suất tăng 10% nên số mol tăng 10% —> Số mol khí lúc cân bằng = 0,6 + 0,6.10% = 0,66 mol
2NH3 <—-> N2 + 3H2
0,2……………0…….0,4
2x…………….x……..3x
0,2-2x……….x……0,4+3x
—> (0,2 – 2x) + x + (0,4 + 3x) = 0,66
—> x = 0,03
Vậy ở trạng thái cân bằng hỗn hợp khí gồm:
NH3: 0,2 – 2x = 0,14 mol (21,21%)
N2: x = 0,03 mol (4,55%)
H2: 0,4 + 3x = 0,49 mol (74,24%)