Hướng dẫn soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Ngọc Kim Ngân

Noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em sẽ làm gì để rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm gương của Bác.

Giúp mình với mọi người !!!!!vui!!!!!

vương tuấn khải
28 tháng 2 2017 lúc 21:20

1.1. Về trung thực,“nói thì phải làm”

Trung thực là một phẩm chất đạo đức, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Trong quan hệ giữa người với người, Hồ Chí Minh coi trung thực là nói đi đôi với làm. Nói đi đôi với làm là nguyên tắc thực hành đạo đức, là phương châm hoạt động, là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người.

Trung thực trước hết là với Đảng với cách mạng. Xây dựng, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, thì dù phải trải qua những tình huống phức tạp, những bước ngoặt hiểm nghèo, vẫn luôn luôn trung thực với mình, trung thành với Đảng, với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Phải nói và làm đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà xuyên tạc, nói sai, làm sai. Nắm vững mục tiêu lý tưởng của Đảng và được cụ thể hóa thành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng.

Trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm, “không được nói một đàng, làm một nẻo” là sự thể hiện sự trung thực với chính mình. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được và là sự giả dối. Nếu kêu gọi mọi người cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, mà bản thân mình lại lười biếng, không cần, kiệm, không hoàn thành những công việc được giao, luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân, sống hoang phí, xa hoa…, là giả dối, không trung thực.

Đối với chính mình, phải đúng mực với người khác, không được “hứa mà không làm”. Mỗi cán bộ, đảng viên “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Cán bộ, đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh... phải thật thà nhúng tay vào việc”.

Đối với Đảng, phải luôn luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để hoàn thành trách nhiệm, lời hứa trước nhân dân. Khi mắc sai lầm, khuyết điểm thì dũng cảm nhận lỗi trước dân và kiên quyết dựa vào dân để sửa chữa khuyết điểm.

1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm

Trách nhiệm là việc phải làm không thể thoái thác, dù ở cương vị nào, to hay nhỏ, lớn hay bé, mỗi người đều có ‘bổn phận”. Ý thức trách nhiệm là tự ý thức được về các công việc phải làm, “nhận rõ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình là “có tinh thần trách nhiệm cao”.

Trước hết là trách nhiệm với Tổ quốc. Theo Hồ Chí Minh, mọi cán bộ, đảng viên, công chức luôn có trách nhiệm thiêng liêng, cao cả đối với Tổ quốc, với sự sống còn của quốc gia, dân tộc. Trách nhiệm ấy được thể hiện ở tinh thần đấu tranh quên mình cho độc lập, tự do, thống nhất đất nước; phấn đấu cho đất nước giàu mạnh, phấn đấu cho CNXH.

Trách nhiệm đối với nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức với nhân dân được bắt nguồn từ nguyên lý: "Nước lấy dân làm gốc", "Sự nghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành", "Nhân dân là người làm ra lịch sử"… Cán bộ, đảng viên, công chức phải “hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”. Để làm được việc đó, cán bộ, đảng viên công chức còn phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các đường lối, chính sách ấy, Người chỉ rõ: "Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành". Cán bộ, đảng viên, công chức phải sâu sát, gần gũi quần chúng, chăm lo giúp đỡ quần chúng về mọi mặt; phải "trọng dân, sát dân, tin dân", phấn đấu sao cho "dân phục, dân tin, dân yêu"; phải "… lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, "việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng… Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết".

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là phải nêu gương trước quần chúng về mọi mặt. Sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên có vai trò rất to lớn để biến đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực. "Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng… Muốn cho quần chúng nghe lời mình, làm theo mình, thì người đảng viên, từ việc làm, lời nói đến cách ăn ở đều phải gương mẫu"; phải kính trọng dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tuyệt đối không được có thái độ "vác mặt làm quan cách mạng", không được hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân.

Trách nhiệm đối với Đảng. Tất cả đảng viên phải kiên định với tôn chỉ, mục đích, mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Đảng viên phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương, nghị quyết do Đảng đề ra; thực hiện tốt các nhiệm vụ của người đảng viên; chấp hành nghiêm Điều lệ, kỷ luật Đảng; tích cực tham gia xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh; luôn giữ vững tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên. Mỗi đảng viên phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin để nâng cao trình độ giác ngộ, để hăng hái đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng, luôn đặt lợi ích của Đảng lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình.

Trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương

Là một thành viên của xã hội, của tổ chức, mỗi người giữ một vị trí xã hội nhất định, hoạt động trong một lĩnh vực nhất định và thực hiện một công việc nhất định. Do vậy, hoàn thành nhiệm vụ được giao là kết quả thực hiện tốt trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương. Cán bộ, đảng viên, công chức phải chăm lo xây dựng gia đình, dòng họ, quê hương… Phải giáo dục cho các thế hệ trong gia đình, dòng họ về lòng yêu nước, về trách nhiệm xã hội, về ý chí vươn lên trong học tập và công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, tất cả đảng viên phải quan tâm giáo dục cho con cháu về đạo đức, lối sống lành mạnh, nhất là tinh thần cần kiệm, liêm chính, lòng nhân ái, tình đoàn kết cộng đồng; biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, quê hương và của toàn dân tộc.1.1. Về trung thực,“nói thì phải làm”

Trung thực là một phẩm chất đạo đức, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Trong quan hệ giữa người với người, Hồ Chí Minh coi trung thực là nói đi đôi với làm. Nói đi đôi với làm là nguyên tắc thực hành đạo đức, là phương châm hoạt động, là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người.

Trung thực trước hết là với Đảng với cách mạng. Xây dựng, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, thì dù phải trải qua những tình huống phức tạp, những bước ngoặt hiểm nghèo, vẫn luôn luôn trung thực với mình, trung thành với Đảng, với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Phải nói và làm đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà xuyên tạc, nói sai, làm sai. Nắm vững mục tiêu lý tưởng của Đảng và được cụ thể hóa thành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng.

Trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm, “không được nói một đàng, làm một nẻo” là sự thể hiện sự trung thực với chính mình. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được và là sự giả dối. Nếu kêu gọi mọi người cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, mà bản thân mình lại lười biếng, không cần, kiệm, không hoàn thành những công việc được giao, luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân, sống hoang phí, xa hoa…, là giả dối, không trung thực.

Đối với chính mình, phải đúng mực với người khác, không được “hứa mà không làm”. Mỗi cán bộ, đảng viên “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Cán bộ, đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh... phải thật thà nhúng tay vào việc”.

Đối với Đảng, phải luôn luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để hoàn thành trách nhiệm, lời hứa trước nhân dân. Khi mắc sai lầm, khuyết điểm thì dũng cảm nhận lỗi trước dân và kiên quyết dựa vào dân để sửa chữa khuyết điểm.

1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm

Trách nhiệm là việc phải làm không thể thoái thác, dù ở cương vị nào, to hay nhỏ, lớn hay bé, mỗi người đều có ‘bổn phận”. Ý thức trách nhiệm là tự ý thức được về các công việc phải làm, “nhận rõ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình là “có tinh thần trách nhiệm cao”.

Trước hết là trách nhiệm với Tổ quốc. Theo Hồ Chí Minh, mọi cán bộ, đảng viên, công chức luôn có trách nhiệm thiêng liêng, cao cả đối với Tổ quốc, với sự sống còn của quốc gia, dân tộc. Trách nhiệm ấy được thể hiện ở tinh thần đấu tranh quên mình cho độc lập, tự do, thống nhất đất nước; phấn đấu cho đất nước giàu mạnh, phấn đấu cho CNXH.

Trách nhiệm đối với nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức với nhân dân được bắt nguồn từ nguyên lý: "Nước lấy dân làm gốc", "Sự nghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành", "Nhân dân là người làm ra lịch sử"… Cán bộ, đảng viên, công chức phải “hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”. Để làm được việc đó, cán bộ, đảng viên công chức còn phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các đường lối, chính sách ấy, Người chỉ rõ: "Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành". Cán bộ, đảng viên, công chức phải sâu sát, gần gũi quần chúng, chăm lo giúp đỡ quần chúng về mọi mặt; phải "trọng dân, sát dân, tin dân", phấn đấu sao cho "dân phục, dân tin, dân yêu"; phải "… lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, "việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng… Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết".

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là phải nêu gương trước quần chúng về mọi mặt. Sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên có vai trò rất to lớn để biến đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực. "Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng… Muốn cho quần chúng nghe lời mình, làm theo mình, thì người đảng viên, từ việc làm, lời nói đến cách ăn ở đều phải gương mẫu"; phải kính trọng dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tuyệt đối không được có thái độ "vác mặt làm quan cách mạng", không được hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân.

Trách nhiệm đối với Đảng. Tất cả đảng viên phải kiên định với tôn chỉ, mục đích, mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Đảng viên phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương, nghị quyết do Đảng đề ra; thực hiện tốt các nhiệm vụ của người đảng viên; chấp hành nghiêm Điều lệ, kỷ luật Đảng; tích cực tham gia xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh; luôn giữ vững tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên. Mỗi đảng viên phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin để nâng cao trình độ giác ngộ, để hăng hái đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng, luôn đặt lợi ích của Đảng lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình.

Trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương

Là một thành viên của xã hội, của tổ chức, mỗi người giữ một vị trí xã hội nhất định, hoạt động trong một lĩnh vực nhất định và thực hiện một công việc nhất định. Do vậy, hoàn thành nhiệm vụ được giao là kết quả thực hiện tốt trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương. Cán bộ, đảng viên, công chức phải chăm lo xây dựng gia đình, dòng họ, quê hương… Phải giáo dục cho các thế hệ trong gia đình, dòng họ về lòng yêu nước, về trách nhiệm xã hội, về ý chí vươn lên trong học tập và công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, tất cả đảng viên phải quan tâm giáo dục cho con cháu về đạo đức, lối sống lành mạnh, nhất là tinh thần cần kiệm, liêm chính, lòng nhân ái, tình đoàn kết cộng đồng; biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, quê hương và của toàn dân tộc.


Các câu hỏi tương tự
Trần Lạc Băng
Xem chi tiết
Corona
Xem chi tiết
mai ngoc nguyen thao
Xem chi tiết
phạm minh nguyệt
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Kiệt
Xem chi tiết
Trương Bảo Thy
Xem chi tiết
dung tran
Xem chi tiết
Phương Hà
Xem chi tiết
Binh Nguyen
Xem chi tiết