Nguyệt cầm là một bài thơ ra đời trong phong trào Thơ Mới, âm hưởng cổ điển và lãng mạn. Xuân Diệu nghe đàn trên sông Hương, nhớ tới hận tình Trương Chi - Mỵ Nương mà làm nên Nguyệt cầm.
Nguyệt cầm là một bài thơ ra đời trong phong trào Thơ Mới, âm hưởng cổ điển và lãng mạn. Xuân Diệu nghe đàn trên sông Hương, nhớ tới hận tình Trương Chi - Mỵ Nương mà làm nên Nguyệt cầm.
Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ.
Xác định cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong bài thơ. Từ đó, nhận xét về nhạc điệu của bài thơ và mô tả hình dung của bạn về tiếng đàn nguyệt trong đêm lạnh.
Xác định ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối. Chỉ ra mối liên hệ giữa những hình ảnh này. Từ đó xác định cấu tứ của bài thơ.
Chủ thể trữ tình trong bài thơ đã thể hiện cảm xúc gì khi lắng nghe tiếng đàn? Các chi tiết nào trong bài thơ cho thấy điều đó?
Bạn hình dung âm anh “long lanh tiếng sỏi” như thế nào?
Hãy hình dung cảm giác của bạn khi nghe tiếng đàn trong một đêm trăng.
Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), “rợn” (khổ 4) ... là cảm giác của ai và toát ra từ đâu?
Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê vào cột [1], cột [2] một số chi tiết nghệ thuật thể hiện sự tương giao của các giác quan trong cột [3]:
Khổ thơ | Ánh sáng (trăng) [1] | Âm thanh (đàn – âm nhạc) [2] | Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3] |
1 |
|
| … giọt rơi tàn như lệ ngân |
2 |
|
| … bóng sáng bỗng rung mình |
3 |
|
| Long lanh tiếng sỏi… |
4 |
|
| … ánh nhạc: biển pha lê… |
Từ bảng trên, cho biết: bạn cảm nhận thế nào về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ; từ đó, giải thích ý nghĩa của nhan đề Nguyệt cầm.
Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên có gì độc đáo so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật (văn học hoặc hội hoạ, âm nhạc) mà bạn biết?