Bài 8. Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVII - XIX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoan Bui Van

Những thành tựu khoa học kĩ thuật nào còn được sử dụng và phát triển đến ngày nay? ( nếu 4 thành tựu?)

Hiiiii~
19 tháng 12 2017 lúc 18:40

Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học  và nghệ thuật thế kỉ XVIII – XIX

Nguyễn Cao Triệu Vy
16 tháng 10 2018 lúc 21:18

Trong thời kỳ này, nền kinh tế quy mô nhỏ dựa trên lao động tay chân được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn.

Giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Cuộc cách mạng bắt đầu bằng sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt. Sau đó, thương mại mở rộng thuận lợi cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt. Động cơ hơi nước đưa đến gia tăng năng xuất lao động đột biến. Sự phát triển của máy móc công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 đưa đến sự chế tạo máy móc phục vụ cho các ngành sản xuất khác. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp giai đoạn một diễn ra tại Tây Âu và Bắc Mỹ.

Giai đoạn thứ hai của cách mạng công nghiệp bắt đầu khoảng thập kỷ 1850 và kéo dài đến đầu thập kỷ 1900. Đến cuối thế kỷ 19 lực đẩy của cách mạng công nghiệp là động cơ đốt và máy móc sử dụng điện.

Giai đoạn thứ ba của cách mạng công nghiệp bắt đầu khoảng năm 1969 khị các tiến bộ về hạ tầng điện tử xuất hiện. Quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chạnh Á Châu nổ ra thì đồng thời cũng kết thúc gia đoạn thứ ba.

Giai đoạn thứ tư của cách mạng công nghiệp bắt đầu vào đầu thế kỷ 21. Nó được hình thành trên căn bản của những công nghệ mới như công nghệ ROBOT, công nghệ NANO, trí tuệ nhân tạo…Hiện tại thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cách mạng công ngiệp thứ tư. Đây là giai đoạn bản lề cho các nước đang phát triển tiến lên để theo kịp thế giới văn minh.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục Việt Nam

Ngày nay con người đã sang giai đoạn công nghiệp lần thứ tư mà thuật ngữ được sử dụng nhiều hơn gọi là “công nghiệp thế hệ 4.0”. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế.

Để cho dễ hiểu hơn có lẽ nên diễn tả rằng, viễn cảnh các nhà máy thông minh kết nối với internet và liên kết với nhau qua hệ thống tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất, sẽ không còn xa nữa.

Trong cuộc cách mạng thứ tư chúng ta sẽ đến với sự kết hợp giữa thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật. Những công nghệ mới này sẽ ảnh hưởng đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời thách thức ý niệm của chúng ta vể vai trò thực sự của con người.

Những công nghệ mới này có tiềm năng kết nối hàng tỷ người trên thế giới, gia tăng hiệu quả hoạt động cho các tổ chức, các doanh nghiệp, tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên và khôi phục lại những tổn thất mà các cuộc cách mạng trước gây ra.

Trong thời gian đầu, cuộc cách mạng công nghiệp thế hệ thứ tư này sẽ gây ra một số điều phiền phức. Chẳng hạn như khi robot và tự động hóa lên ngôi thì hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh tất nghiệp, đặc biệt là các công nhân trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản, bảo hiểm …Con số ước tính, khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ sẽ biến mất vì tự động hóa. Cuộc cách mạng này sẽ có lợi cho tầng lớp giàu hơn là cho những người lao động trình độ thấp.

Trong lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp đều xảy ra với sự bất công gia tăng kéo theo hàng loạt những chuyển dịch lớn về chính trị cũng như về thể chế. Có thể nói ở thời điểm hiện tại, các hệ thống chính trị, xã hội và kinh doanh của chúng ta chưa thực sự sẵn sàng để đón nhận làn sóng chuyển đổi đó. Nhưng trong tương lai, những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu xã hội sẽ là điều tất yếu.

Điều chắc chắn sẽ xảy ra là các lãnh đạo chính trị và kinh doanh sẽ giữ đường lối tư duy quá cổ hủ hoặc quá bị ám ảnh bởi các đột phá công nghệ sẽ thay đổi tương lai của loài người.

Để phát triển, lãnh đạo các tổ chức chính trị và kinh doanh sẽ phải chủ động đưa tư duy của mình thoát khỏi lối mòn cũ. Họ sẽ phải suy nghĩ lại các chiến lược, các mô hình kinh doanh, cho đến các quyết định đầu tư, đào tạo nhân lực và nghiên cứu phát triển.

Tương lai đang dần dần hình thành ngay trước mất. Con người sẽ phải đón nhận và thích ứng với những bước tiến đang đến với tốc độ vượt qua sức tưởng tượng của mình.

Thế giới đang ở đỉnh cao của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư

Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF) vừa công bố một bản báo cáo cho biết rằng thế giới đang ở giai đoạn cao nhất của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư. WEF đã tóm tắt báo cáo như sau:

“Theo quan sát của một số ngành công nghệ, ngày nay chúng ta đang ở điểm cao nhất của ngành công nghệ thế hệ thứ tư. Sự phát triển hiện nay đang có sự tham dự của những lãnh vực mà chưa có trước đây như trí tuệ nhân tạo, máy tự học, người máy, công nghệ NANO, in ba chiều, công nghệ gen….tất cả đã cùng tham gia để cái này thúc đẩy cái kia phát triển”.

Ảnh hưởng của công nghệ mạnh nhất trong giai đoạn 2015-2018 là internet di động, máy tính rẻ hơn, lưu trữ dữ kiện quy mô lớn. Tuy ảnh hưởng không nhiều trong ngắn hạn nhưng phần cứng và phần mềm cho người máy và internet cho đồ vật sẽ có tác dụng hầu hết trong mọi lãnh vực sau năm 2018.

Trong khi sự đổi mới công nghệ thường dẫn đến năng suất cao hơn và thịnh vượng hơn thì tốc độ thay đổi cũng sẽ tạo ra một áp lực lớn do sự chuyển dịch của nguồn lực lao động.

Xu hướng hiện nay sẽ tác động đến 5,1 triệu việc làm tại Mỹ trong giai đoạn 2015-2020 với tổng số là 7,1 triệu người mất việc. Khoảng 2 triệu việc làm mới sẽ được tạo ra trong các doanh nghiệp nhỏ hơn. Xu hướng tới đây sẽ là sự tuyển dụng những người lao động có kỹ năng.

Nếu có những thay đỗi để xây dựng lao động có kỹ năng thì các nước sẽ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng. Những nguồn lực tài năng và có khả năng quản lý sẽ ít dần nếu chúng ta không biết hành động ngay ngày hôm nay.


Các câu hỏi tương tự
Võ Thị Thủy Tiên
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Uyên  Thy
Xem chi tiết
ʚƘεŋşɦїŋ ℌїɱʉɾαɞ‏
Xem chi tiết
Quỳnh anh lớp 8/6
Xem chi tiết
Minh Khá
Xem chi tiết
Huyền Nguyễn
Xem chi tiết
NLCD
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Minh Thư
Xem chi tiết