Bài 4. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Nhóm học sinh tình nguyện khối 9 của một trường trung học cơ sở có 6 bạn, trong đó có 3 bạn nam là: Trung (lớp 9A); Quý (lớp 9A); Việt (lớp 9C) và 3 bạn nữ là: An (lớp 9A); Châu (lớp 9B); Hương (lớp 9D). Chọn ngẫu nhiên một bạn trong nhóm đó để tham gia hoạt động tình nguyện của trường.

a) Liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử trên. Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?

b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

A: “Bạn được chọn ra là bạn nữ”;

B: “Bạn được chọn ra thuộc lớp 9A”.

datcoder
14 tháng 10 lúc 22:01

a)   Các kết quả có thể xảy ra của phép thử là: Trung (lớp 9A), Quý (lớp 9A), Việt (lớp 9C), An (lớp 9A), Châu (lớp 9B), Hương (lớp 9D).

Có 6 kết quả có thể xảy ra.

b)   

+ 3 bạn nữ là: An (lớp 9A), Châu (lớp 9B), Hương (lớp 9D).

Vậy có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Bạn được chọn ra là bạn nữ”.

Vậy xác suất của biến cố A là \(P(A) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)

+ 3 bạn lớp 9A là: Trung (lớp 9A), Quý (lớp 9A), An (lớp 9A).

Vậy có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố B: “Bạn được chọn ra thuộc lớp 9A”.

Vậy xác suất của biến cố B là \(P(B) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)