Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Nguyệt Hằng

Nhận xét về tài nguyên mt biển nước ta? Nguyên nhân, giải pháp để bảo vệ mt biển?

Nhật Linh
21 tháng 4 2017 lúc 20:54

Nhận xét về tài nguyên mt biển nước ta:

Vùng biển, đảo Việt Nam có khoảng 11 nghìn loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trữ lượng hải sản khoảng 3,1 -4,2 triệu tấn/năm, với khả năng khai thác 1,4 -1,6 triệu tấn/năm. Dọc ven biển Việt Nam có 370 nghìn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản...

Biển Việt Nam chứa đựng một khối lượng lớn về khoáng sản quý hiếm như: titan, nhôm, sắt, muối, mangan, cát thủy tinh và đất hiếm. Ven bờ biển có nhiều vịnh và đảo đẹp, nổi tiếng thế giới như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ… thuận lợi cho phát triển ngành du lịch biển và du lịch sinh thái.

Đặc biệt, đáy biển Việt Nam có khoảng 500 nghìn km2 có triển vọng dầu khí (trong đó 3 khu vực lớn là: Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa khu vực Quảng Trị -Thừa ThiênHuếvà vùng thềm lục địa phía Nam). Theo ước tính ban đầu, trữ lượng dầu mỏ có thể đạt tới 3 -4 tỷ thùng và khí là khoảng 50 -70 tỷ m3.

Nguyên nhân, giải pháp để bảo vệ mt biển:

Nguyên nhân:

Một là, ô nhiễm từ lục địa mang ra. Các hoạt động phát triển trên đất liền, đặc biệt trên các lưu vực sông như đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, phát triển công nghiệp khai khoáng, dân số gia tăng đã phát thải một lượng lớn các chất thải, chủ yếu chưa xử lý. Các chất thải không qua xử lý này đổ ra sông suối vàrabiển,gây ô nhiễm môi trường vùng ven biển. Ước tính lượng thải từ đất liền ra biển ở nước ta hiện nay chiếm khoảng 50 - 60% ô nhiễm môi trường biển.

Hai là, ô nhiễm từ trên biển.Các hoạt động trên biển như nuôi trồng và đánh bắt hải sản, chất thải của các tàu cá, phát triển cảng và nạo vét đáy biển, du lịch biển, thăm dò và khai thác dầu, khí, các vụ chìm tàu và các sự cố môi trường biển khác (tràn dầu, thải dầu, đổ dầu cặn bất hợp pháp, đổ thải phóng xạ, hóa chất độc hại,...) đã làm ô nhiễm môi trường biển,đảo Việt Nam. Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông thủy ngày càng nhiều, sản lượng khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển không ngừng tăng, gây nên tình trạng ô nhiễm biển, đảo trên diện rộng.

Ba là, ô nhiễm do sự tác động từ nước ngoài.Hiện nay,tài nguyên thiên nhiên ở những nơi dễ khai thác như trên các lục địa đang dần cạn kiệt, môi trường suy thoáinặng nề. Các nước phát triểntìm mọi cách chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên của các nước chậm phát triển. Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng nước lớn muốn lợi dụng thế mạnh về kinh tế của mìnhđể chiếmđoạt tài nguyên, môi trường, nhất là môi trường biển,đảo như: khai thác bừa bãi theo hướng hủy diệt làm cạn kiệt tài nguyên thủy, hải sản; bồi đắpcác bãi đá ngầm làm biến dạng môi trường tự nhiên biển,đảo; thử vũ khí hạt nhân trên vùng biển Việt Nam làm ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy, hải sản...

Giải pháp:

+ Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên

+Giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển

+Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo

+Tăng cường kiểm soát môi trường biển và vùng ven biển

+Quan trắc - cảnh báo môi trường

+Tham vấn của các bên liên quan và tuyên truyền

+Thúc đẩy tiến trình xây dựng “Thương hiệu biển Việt Nam"


Các câu hỏi tương tự
thuỳ trang
Xem chi tiết
giang nguyễn thị hương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Hân
Xem chi tiết
Ba sang Doan
Xem chi tiết
Phương Trúc Nguyễn
Xem chi tiết
Kim Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Minh Nhân
Xem chi tiết