Guồng quay của thời gian vẫn cứ trôi đi lặng lẽ và âm thầm, có những kỉ niệm đã lãng quên vào quá khứ nhưng có những kỉ niệm sống mãi cùng thời gian. Với tôi, mỗi khi nghe những giai điệu du dương ngọt ngào: Như dòng suối ra sông như dòng sông ra biển rộng, trang sách hồng ước mơ, thầy cô cho em mùa xuân từ bên kia mái trường đang tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11 là lòng tôi lại xao xuyến bùi ngùi nhớ lại những kỉ niệm ngày nào - còn là một cậu học sinh nghịch ngợm. Nhất là kỉ niệm về một lần bị ốm và cô Hạnh - chủ nhiệm năm lớp 5 đã đến chăm sóc tôi.
Cô Hạnh là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi. Cô có mái tóc dài đen bóng, khuôn mặt trái xoan, làn da ngăm ngăm vì lửa đạn chiến trường. Chiếc nón lá, tấm áo bà ba và chiếc xe đạp thống nhất cũ là tất cả. Những gì dung dị nhất trong cô mà mỗi chúng tôi cảm nhận được. Nghe bố mẹ tôi kể lại, trước kia cô là thanh niên xung phong, do bị thương nên cô được về địa phương. Bắt đầu từ đó cô đi học lớp tại chức và trở thành giáo viên. Do hoàn cảnh nên cô không thể có con. Vì thế cô coi chúng tôi như con đẻ của mình, chăm lo dạy dỗ chúng tôi tận tình chu đáo. Cô thường hay kể chuyện những ngày kháng chiến cho chúng tôi nghe. Cô là bạn của bố mẹ tôi nên cũng hay đến nhà tôi chơi. Tôi vốn là cậu học trò hiếu động, nghịch ngợm nhưng lại yếu. Chẳng vậy mà bạn bè gọi tôi với cái tên "sóc con" rất hồn nhiên, ngây thơ nhưng lại đầy cá tính. Vì lần ấy bố mẹ tôi phải lên Lạng Sơn nên để anh em tôi ở nhà. Trước khi đi, bố mẹ tôi còn nhờ cô thỉnh thoảng đến chơi và trông nom giúp tôi. Mùa hè đã bắt đầu với cái nắng chói chang, nóng bức. Vốn là người thích bóng đá nên tôi chơi suốt cả buổi trưa cùng các bạn mà không đội mũ, nón. Chiều về tôi đã bị ốm. Nghe bạn tôi kể, buổi chiều hôm đó thấy tôi không đi học, cô đã hỏi các bạn và biết tôi bị ốm. Sau buổi học cô đã đến nhà tôi, thấy tôi nằm trên giường, cô khẽ bước đến:
- Nam, em có mệt lắm không? Cô đã bảo đi ra ngoài phải đội mũ, đội nón vào rồi mà lại không nghe...
Tôi hiểu rằng cô nói vậy thôi chứ cô thương tôi lắm. Đã từ lâu cô coi tôi như con của mình. Tôi ốm thế này chắc cô buồn lắm. Cô nhìn tôi với ánh mắt trìu mến. Lúc bấy giờ, nhìn cô tôi củng thấy nghẹn ngào và khẽ cất tiếng:
- Em xin lỗi cô, em không sao ạ, một lát là khỏi thôi.
Cô đưa tay vuốt lên mái tóc tôi. Dường như tôi có cảm giác ấm áp đến khó tả, rưng rưng, nồng đượm. Cô lấy thuốc cho tôi uống và bảo tôi nằm xuống để cô đi nấu cháo.
Hàng ngày, đôi bàn tay gầy gầy ấy thường nắn nót viết trên bảng dòng chữ: Tập đọc, hay bắt tay bầy trẻ thơ rèn chữ, thì nay, lại khéo léo nhẹ nhàng vuốt ve một cậu học trò, như người mẹ gần gũi với con. Cô đưa bát cháo cho tôi và ngắm nhìn tôi ăn. Chao ôi! Phải chăng đó là tình cảm chân thành cao cả của một người đã chở bao chuyến đò, đưa bao người con của quê hương sang sông đang trao cho đứa con này tất cả sự trìu mến thiêng liêng đến thế. Trong ánh mắt ấy, cả tình yêu thương con trẻ, và bao mong mỏi chờ đợi. Tất cả những câu hỏi đó dồn dập xuất hiện trong tôi khiến tôi xao xuyến, xúc động. Cô ngồi cạnh tôi như người mẹ hiền đứng nhìn đứa con thơ dại đang ngủ say trong giấc mơ hồng.
Hôm sau, tôi đỡ hơn và đi học. Vừa bước vào lớp, cô đã hỏi tôi:
- Nam, em đã khỏi hẳn chưa?
Tôi đứng lên rụt rè:
- Thưa cô, em đã đỡ nhiều rồi ạ!
Cô cho tôi ngồi xuống và nhắc nhở cả lớp:
Bây giờ đang là mùa hè, trời rất là nóng, nắng gắt. Vì vậy các con đi đâu cũng phải đội mũ vào; mà đừng có đá bóng vào buổi trưa. Các con rõ chưa?
Cả lớp chúng tôi đồng thanh:
- Dạ, thưa cô chúng con nhớ rồi ạ!
Và thế là bài giảng bắt đầu. Ngồi trong lớp, tôi cố gắng lắng nghe những gì cô nói. Giờ đây tôi mới cảm thấy cái giai điệu ngọt ngào trong bài giảng của cô. Nó giống như giọng mẹ tôi khi kể chuyện cho tôi nghe.
Từ đó, tôi hay sang nhà cô chơi, giúp cô một số công việc nhà, hỏi cô cách làm bài toán khó hay một bài văn hay.
Chắc sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cô, người đã cho tôi những hành trang kiến thức, đạo làm người ngày hôm nay. Vì chúng tôi, cô đã hi sinh cả cuộc đời làm nghề giáo, dìu dắt lớp măng non của đất nước vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. Các thầy cô giáo đã chắp cánh ước mơ cho chúng tôi bay vào đời. Và chúng tôi nguyện sẽ mãi cống hiến, noi gương các thầy cô.
Cô là người mẹ thứ hai của tôi, như ngọn đèn soi sáng cho chúng tôi mỗi bước đi. Những bài học cô dạy như hành trang giúp tôi vững vàng bay vào đời và chắc rằng tôi sẽ không bao giờ quên được cô với những kỉ niệm ấy. Nó là điểm tựa cho tôi ngày hôm nay tiếp bước theo "sự nghiệp trồng người" vĩ đại, là kỉ niệm hằn sâu trong kí ức tôi.
Bạn tham khảo bài này:
Mở bài Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũThầy cô giáo là những người lái chuyến đò sang sông, đưa chúng ta cập bến của tri thức, nuôi dưỡng ở chúng ta, những người học sinh những hiểu biết, những bài học, rèn luyện cho chúng ta những kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử. Hơn thế nữa, thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai luôn yêu thương chăm sóc, dưỡng dục ở chúng ta những nhân cách, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, giúp chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội. Ngày 20/11 chính là ngày để học sinh chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô, tri ân công lao dưỡng dục cũng như thể hiện tình thương yêu đối với thầy cô.
Thân bài Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũNgày 20/11 năm nào trường em cũng tổ chức mitting kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, là một dịp để học sinh toàn trường tri ân đối với công lao của các thầy cô giáo. Công lao của các thầy cô giáo với chúng ta là vô bờ bến, là người truyền đạt những tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ và là người luôn định hướng cho chúng ta những con đường đi đúng đắn, phù hợp nhất với khả năng cũng như sở thích của bản thân. Nhân ngày 20/11 em cũng muốn kể về một kỉ niệm sâu sắc giữa em và cô giáo dạy môn lịch sử của mình, đó là những kí ức mà em sẽ không bao giờ quên, bởi nó là những tình cảm kính yêu chân thành nhất của em với cô giáo của mình.
Đó là khoảng thời gian khi em còn là học sinh lớp chín, giai đoạn cuối của lứa tuổi học sinh trung học. Cũng như bao bạn học sinh khác, thời điểm cuối cấp luôn là những lúc chúng em vui chơi, đùa nghịch thỏa thích, vui vẻ nhất bởi chẳng lâu sau đó chúng em sẽ phải chia tay, mỗi đứa một nơi nên những khoảnh khắc của thực tại chúng em đều vô cùng trân trọng. Trải qua thời gian bốn năm học cùng, chúng em không còn những bỡ ngỡ, xa lạ về nhau nữa mà dần trở nên thân thuộc, gắn bó như những người trong gia đình, bởi vậy mà khi nhận ra thời gian bên nhau không còn nhiều thì chúng em đã chơi hết mình, hay nói cách khác thì chúng em quậy phá như những đứa trẻ mới lớn.
Bài viết liên quan:>> Kể Chuyện Mười Năm Sau Em Quay Lại Mái Trường Xưa
>> Kể Lại Một Kỉ Niệm Về Thầy Cô Giáo Mà Em Nhớ Mãi
>> Hãy Kể Một Kỉ Niệm Về Thầy Cô Giáo Mà Em Nhớ Mãi
Nhưng vô hình chung, sự vui chơi mà chúng em cho là hết mình, là tận dụng khoảng thời gian quý giá để bên nhau lại làm ảnh hưởng lớn đến việc học hành của chúng em. Sẽ chẳng có gì để nói nếu như chúng em kết hợp vừa chơi, vừa học nhưng chúng em vui chơi mà xao lãng việc học tập, khiến cho thầy cô vô cùng lo lắng và có nhiều lần lên lớp nhắc nhở, bảo ban chúng em. Giai đoạn cuối cấp vô cùng quan trọng, bởi nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi người, nhưng khi ấy chúng em đã không thể nhận thức được điều ấy, mặc dù được thầy cô nhắc nhở nhưng chúng em vẫn chứng nào tật ấy, liên tục đứng chót về xếp loại học tập. Em thấy những điều đó là bình thường bởi nếu không tạo ra những dấu ấn khó quên thì thật lãng phí cho một tuổi học trò.
Những suy nghĩ sai lầm ấy của em đến khi gặp và tiếp xúc với cô giáo dạy lịch sử của chúng em thì em mới có thể nhận thức và từ đó thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Em còn nhớ rất rõ đó là kì hai của năm học lớp chín, cô giáo dạy môn lịch sử của chúng em mới về hưu, bởi vậy mà sẽ có một giáo viên trẻ khác thay cô phụ trách môn lịch sử ở lớp em. Môn lịch sử là một trong những môn em không thích học nhất, bởi nó nhiều lí thuyết, nhiều sự kiện khó nhớ và em cũng không thê hiểu được học lịch sử thì có thể áp dụng gì cho cuộc sống hiện tại hay không. Lấy lí do không thích học nên em đã không học bài cũ, vả lại em nghĩ cô giáo mới đến thì sẽ không kiểm tra bài cũ đâu.
Cô giáo dạy lịch sử mới của chúng em là một cô giáo trẻ khoảng hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi, cô vô cùng xinh đẹp, dịu dàng. Nhưng trái ngược với vẻ bề ngoài của mình, cô là một người vô cùng nghiêm khắc trong việc dạy học của mình. Ngay buổi học đầu tiên, sau khi giới thiệu với cả lớp, và kiểm tra bài cũ ngay sau đó, câu hỏi mà cô đặt ra là lên bảng viết ra tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, lúc ấy em là người nói chuyện rôm nhất nhóm nên cô đã gọi em lên bảng. Em lên bảng loay hoay quay qua quay lại vì em không học bài, em hi vọng các bạn ở dưới có thể nhắc bài cho mình.
Nhưng cô giáo đã thẳng thắn hỏi em “Em đã chuẩn bị bài cũ ở nhà chưa?”, em ấp úng nói “Dạ chưa” thì cô đã nói với em “Học bài về nhà rất quan trọng, nó giúp các em hiểu hơn về bài học cũng như có nền tảng để nắm bài mới. Môn lịch sử không phải môn học chính nhưng nó vô cùng có ích trong cuộc sống. Vì vậy cô hi vọng lần sau em sẽ nghiêm túc hơn trong việc học bài về nhà”. Cô giáo nói tuy rất nhẹ nhàng nhưng em cảm thấy vô cùng xấu hổ với cả lớp, cũng từ đó mà em không có mấy thiện cảm với cô giáo của mình. Em thường xuyên tỏ ra chống đối khi không hăng hái phát biểu như những môn học khác, cũng thường xuyên không học bài về nhà.
Hôm ấy có tiết kiểm tra môn lịch sử bốn mươi lăm phút, lần này cô giáo làm rất chặt, tất cả sách vở đều phải đặt lên mặt bàn, cả lớp đều trật tự làm bài, nhưng em vốn không học gì và cũng không có chút kiến thức nào về môn lịch sử. Bởi vậy mà em cố gắng lấy quyển vở ở đầu bàn lén lút coi. Em cẩn thận mở từng trang vở rất khẽ khàng, cố gắng không phát ra tiếng để tránh sự chú ý của cô giáo. Việc quay cóp của em ngỡ như sẽ thành công như bao lần, bởi vị trí mà em ngồi là cuối lớp, lại bị khuất bóng của bạn Minh lớp trưởng, cô giáo không thể nhìn thấy được. Hí hửng với ý tưởng của mình, em vô tư coi bài mà không để ý xung quanh.
Nhưng lúc đang mải miết coi và chép bài thì cô giáo đã đến chỗ em tự lúc nào, cô không lớn tiếng phát giác em trước cả lớp mà chỉ khẽ gõ nhẹ nhón tay lên mặt bàn để em chú ý. Em giật mình sợ hãi ngước lên nhìn cô, sợ cô sẽ trách phạt và nêu gương xấu cho cả lớp, nhưng trái với suy nghĩ của em, cô giáo không hề làm vậy, cô chỉ nói rất nhẹ “Cuối giờ hãy gặp cô một chút nhé”. Em mang tâm trạng nặng nề và sợ hãi suốt bốn tiết học sau đó, trong đầu em mường tượng ra bao hình phạt mà cô sẽ làm với em, mà đáng sợ nhất chính là mời bố mẹ lên để làm việc. Em không sợ bị cô giáo trừ điểm hay trách phạt mà em sợ hãi nhất chính là việc khiến bố mẹ thất vọng, đau lòng.
Cuối tiết học thứ năm, em xuống phòng chờ giáo viên để gặp cô giáo, nhưng không hề có sự trách phạt nào cả, cô chỉ nhẹ nhàng nói với em “Chỉ có những thứ làm ra mới thực sự có giá trị, điểm số không quan trọng, quan trọng là em nhận được gì sau những bài học ấy”. Nghe cô nói đến đây, em cảm thấy vô cùng hối hận, em cúi sát đầu xuống mặt bàn và nói lời xin lỗi với cô “Em xin lỗi cô”. Cô nắm lấy bàn tay em làm em vô cùng bất ngờ, cô ôn tồn nói “Cô biết em là một học sinh ngoan, hãy cố gắng để tiến bộ hơn nữa, đừng để một môn học em không thích làm ảnh hưởng đến sự tiến bộ ấy. Môn lịch sử khó nhưng cũng không phải không có cách học, có khó khăn gì thì cô có thể giúp em giải đáp”.
Kết luận bài văn Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũLời nói của cô đầy chân thành khiến cho khóe mắt của em cay cay, em vô cùng cảm động trước tấm lòng nhân hậu đầy yêu thương của cô. Vì không muốn em xấu hổ với lớp mà cô đề nghị gặp riêng, rồi cô không những không trách phạt mà còn hứa giúp em học tốt. Trong lòng em lúc ấy tràn ngập cảm giác hối hận cùng sự biết ơn. Em đã tự hứa với chính mình phải cố gắng, không phụ tấm lòng của cô. Và kết quả cuối kì học em đạt tám phẩy năm điểm môn sử, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và biết ơn cô vô cùng, vì cô không chỉ cho em động lực học môn lịch sử- là môn mà em vốn rất ghét mà còn cho em một bài học sâu sắc, đó là cách nỗ lực vượt qua những khó khăn của cuộc sống, đó là đối mặt và tìm cách vượt qua.
1. Mở bài:
Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội. Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.2. Thân bài:
Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện): Đó là kỉ niệm gì,buồn hay vui,xảy ra trong hoàn cảnh nào,thời gian nào?... Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm): Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào? Đó là người thầy(cô) như thế nào? Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô). Tình cảm,thái độ của học sinh đối với thầy cô. Diễn biến của câu chuyện: Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?... Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc. Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện:Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).3.Kết bài: Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Kỉ niệm đó tôi chẳng thể nào quên. Ngày đầu tiên đến trường, với bao cảm xúc mới lạ, ngại ngùng, cái gì với tôi cũng thật mới lạ, bạn bè mới, thầy cô mới,... Ngày đó, tôi vẫn là cậu bé nép sau lưng mẹ, sợ sệt nhìn ngắm các bạn cùng trang lứa, những anh những chị đang vui đùa, chạy nhảy. Buổi lễ khai giảng kết thúc, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học. Rời khỏi vòng tay của mẹ bước vào lớp, tôi cảm thấy rất hồi hộp và lo lắng. Xung quanh tôi mọi thứ đều mới lạ, tôi không quen ai, cũng không biết gì về nơi đây. Vừa bước vào lớp, tôi đã không kìm được lòng mà òa khóc. Tôi khóc nức nở, nước mắt, nước mũi tèm nhem. Một vài đứa trẻ thấy tôi khóc, cũng òa khóc theo. Vậy là những tiếng khóa òa thút thít bắt đầu vang lên. Chợt có môt bàn tay đặt lên vai tôi. Đôi bàn tay gầy gầy nhưng thật ấm áp làm tôi cảm thấy an tâm hẳn. Hóa ra đôi bàn tay ấy là của thầy Hòa- chủ nhiệm lớp tôi khi ấy. Thầy mỉm cười, xoa đầu tôi và nhẹ nhàng trấn an cả lớp. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh.
Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: chào các con, thầy tên là Nguyễn Viết Hòa, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến. Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết những nét chữ đầu tiên chậm rãi, nắn nót trông thật đẹp. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu, những chỗ cần chỉnh sửa. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực. Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi.
Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn: "Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."