Một tác phẩm văn chương đích thực bao giờ cũng ẩn tàng trong nó cái khả năng khơi dậy chất người trong con người và nâng đỡ con người vượt lên chính nó.
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học hãy làm sáng tỏ vấn đề.
Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản? Câu 5: Theo anh (chị) việc tác giả trích dẫn "Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hỏa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ẩm được bổ làm Tri huyện Tiên Du” có ý nghĩa gì? Câu 6: - Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy. Bèn cởi trả ấn tín, bỏ quan mà về”... Anh (chị) có đồng tình với quan niệm và hành động trên của nhân vật Từ Thức không? Vì sao?
Nhà văn Kim Lân có lần tâm sự về ông Hai – nhân vật chính trong truyện ngắn “Làng” của ông:
“Đó là người nông dân nghèo khổ có những nét rất mới không giống bất kỳ người nông dân nào trong các truyện ngắn, truyện dài nào trước kia”.
( Theo “Nhà văn nói về tác phẩm”,Hà Minh Đức,NXB Giáo dục,2004,tr.264)
Dựa vào truyện ngắn “Làng” và những hiểu biết về người nông dân trước Cách mạng trong các truyện đã học, hãy làm sáng tỏ những nét “rất mới” ở nhân vật này.
Anh chị suy nghĩ như thế nào khi có ý kiến cho rằng nghe là học từ một người thầy hiện hữu đọc là học từ một người thầy vắng mặt với anh chị người thầy nào quan trọng hơn hãy trình bày điều đó trong một đoạn văn ngắn
Thơ không phải là nội tâm mà là nhịp điệu của nội tâm, không phải là cảm xúc mà là khoảnh khắc lóe sáng trên đỉnh cao của cảm xúc. Thơ không bao giờ là chuyện ở ngoài kia mà là chuyện ở trong này, nơi mọi thứ đã được thâu nhận đầy đủ vào buồng chứa tâm can. (Nguyễn Thanh Tâm)
Anh/Chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.
Từ những trải nghiệm thực tế của mình, anh (chị) hãy viết 01 đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: hạnh phúc sẽ biến mất khi ta không hiểu được ý nghĩa cuộc đời mình nằm ở nơi đâu.
“Ở Phong Châu có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang, rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôm ở bên cạnh làng. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào. Sau người làng đó biết là hồn Thị Nghi làm tai làm quái, bèn đào mả tán xương vứt xuống sông, từ đấy việc quấy nhiễu cũng hơi bơn bớt.”
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2: Theo đoạn trích, cha của Thị Nghi là ai?
Câu 3: Sau khi bị đánh chết, hồn Thị Nghi đã xuất hiện trong những con người nào?
Câu 4: Sự tác yêu tác quái của hồn ma Thị Nghi đã gây nên những hậu quả như thế nào?
Câu 5: Nêu hiệu quả của biện pháp liệt kê được sử dụng trong câu văn: “Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào.”
Câu 6: Theo anh/chị, hành động người làng đào mà vứt xương Thị Nghi xuống sông mang tính tích cực hay tiêu cực? Vì sao?
viết 1 đoạn văn ngắn để làm sáng tỏ nhận định văn học việt nam đã thể hiện chân thật sâu sắc đời sống tư tưởng tình cảm của con người việt nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng
Anh chị hãy viết một đoạn văn ngắn không quá 200 từ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa sự trưởng thành của con người trong cuộc sống. Không chép mạng hộ em với ạ 🥺