Học kì 2

nhóc picu boy

Nhà nước và công dân có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Ngọc Mai
21 tháng 4 2017 lúc 19:47

Công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà Nước và công dân nước đó. Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam có quyền mang quốc tịch Việt Nam.

Nhớ ủng hộ tick Đúng !

Linh Phương
21 tháng 4 2017 lúc 21:09

Chúng ta hãy hiểu rằng hành vi biết ơn chỉ nên được dành cho những người đã làm gì đó tốt đẹp cho mình mà mình đã không phải trả công lại cho họ lúc họ thực hiện điều đó. Biết ơn bố mẹ, ông bà là điều bình thường, vì họ đã ban cho mình những điều quý báu nhất: cuộc sống, ăn học, vật chất từ nhỏ đến lớn - họ tự nguyện thực hiện những điều đó mà không cần và không nhận đền đáp (returns) từ mình một chút nào trong suốt quá trình mình thừa hưởng thành quả của họ. Còn với vua chúa, chính phủ thì khác. Vua chúa, chính phủ chỉ đơn thuần là một nhóm người cung cấp một số dịch vụ chuyên biệt cho người dân dựa trên tiền thuế mà người dân bị BUỘC (by force) phải đóng góp. Mối quan hệ này không hề có "ơn nghĩa" gì ở đây cả. Ngày nay, chiếu theo ý nghĩa hiện đại của public policy, đây chỉ đơn thuần là một "hợp đồng" (hay đúng hơn là một "khế ước xã hội" - social contract - vì nó ko mang tính tự nguyện như hợp đồng / khế ước thông thường) giữa chính phủ và người dân, thông qua đó người dân trả tiền thuế cho chính phủ thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận (contractual duty) tương ứng của mình. Không ai nợ ai cái gì ở đây cả.

Việc một chính phủ bảo vệ người dân, trấn áp tội phạm, đánh đuổi giặc ngoại xâm, hay dàn xếp những xung đột trong dân chúng (thông qua tòa án) chỉ đơn thuần là biểu hiện của khế ước xã hội (social contract) này, chấm hết! Nhưng nhiều quốc gia, nhiều nước trong đó có Việt Nam vẫn còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nho giáo phong kiến, phong tục, tạp quán, niềm tin và ý thức hệ ,.. - đặc biệt tư tưởng của Khổng Tử luôn coi vua chúa, chính phủ, lãnh đạo là cha mẹ. Và vì thế nghĩ họ - vua chúa và chính quyền - luôn đúng, hay phải biết ơn và có nghĩa vụ biết ơn những gì mà họ mạng lại.

Chính vì vậy , nên xuất hiện những câu hỏi đặt ra như : "không có chính phủ, nhà nước thì dân sẽ bị không có cái này, không có cái kia, thiếu cái này, thiếu cái kia, không ai làm cái này, không ai làm cái kia... bla bla bla". Trong khi lại không tự hỏi nếu không có tiền thuế của dân thì chính phủ sẽ làm được gì???? .. Không có tiền của dân đóng góp thì chính phủ có thể làm được gì ?Hay chính phủ có thể làm được gì khi không có tiền thuế của dân ?

Thậm chí chúng ta - nhiều người chỉ trích chính phủ hiện tại, nhưng lại tôn vinh những ông vua chúa thời phong kiến, những người về mặt bản chất mang chức năng thống trị, ăn cắp, và đàn áp nhiều hơn là chức năng của một "người bảo vệ" (protector) hay một "quan tòa" (judge). Ngay cả khi những ông vua chúa này đánh bại được quân ngoại xâm hùng mạnh như Mông Nguyên cũng không thể làm thay đổi được bản chất của họ: những nhà độc tài thời phong kiến. Nói theo Don Boudreaux là: "I owe him no special allegiance just because he specializes in using force to counteract force. Nor does he gain superhuman knowledge or wisdom just because he is a force-specialist.". Hay như theo Bác Hồ đã từng nói : “Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều là đầy tớ của nhân dân. Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân. Muốn làm như vậy chúng ta phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính…”. Chính vì vậy, “Cán bộ từ trên xuống phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở” của nhân dân. “… Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi…”.

Thảo Phương
21 tháng 4 2017 lúc 21:43

Trong nhà nước pháp quyền, quyền hành pháp chiếm vị trí quan trọng, là cơ sở để vận hành các hoạt động của bộ máy nhà nước, cùng với quyền lập pháp, quyền tư pháp tạo nên quyền lực nhà nước. Quyền hành pháp liên quan đến việc hoạch định chính sách và thực hiện các hoạt động thi hành luật trong nhà nước pháp quyền. Bên cạnh quyền hành pháp, “hành chính” hay “nền hành chính” trong nhà nước pháp quyền được hiểu thế nào và có mối quan hệ gì với nhà nước pháp quyền đang là vấn đề bỏ ngỏ, cần nghiên cứu một cách thấu đáo để bổ sung lý luận hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Nếu như hiểu hành chính là quản lý, là hoạt động có tính chất chỉ đạo, điều hành, thì hành chính hay quyền hành chính được thực hiện qua hai hoạt động: lập quy và các hoạt động điều hành, chỉ đạo thực tiễn. Như vậy, quyền hành chính là phương thức thể hiện quyền hành pháp trong đời sống và là phương thức tồn tại của nó. Quyền hành pháp được thực hiện thông qua hành chính, quyền hành chính, nhưng quyền hành pháp không đồng nhất với hành chính. Nó còn có những tương tác với các quyền lập pháp, quyền tư pháp. Vì vậy, cũng giống như quyền hành pháp là một bộ phận của quyền lực nhà nước thì hành chính là một bộ phận của nhà nước pháp quyền.


Các câu hỏi tương tự
Lan Phạm
Xem chi tiết
Lan Phạm
Xem chi tiết
tỷ tỷ
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Catherine Loan
Xem chi tiết
Nam Vũ Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Tố Uyên
Xem chi tiết
Ninh Võ
Xem chi tiết
Ngọc Nhi
Xem chi tiết