Nguyên nhân và hậu quả sinh ra khí CO và CO2 trong môi trường :
* Khí CO :
- Nguyên nhân :
+ Khí thải của động cơ đốt trong tạo ra sau khi đốt các nhiên liệu gốc cacbon (gần như là bất kỳ nguồn nhiên liệu nào, ngoại trừ hydro nguyên chất) có chứa cacbon monoxit.
+ Trong gia đình, cacbon monoxit được tạo ra khi các nguồn nhiên liệu như xăng, hơi đốt, dầu hay gỗ không cháy hết trong các thiết bị dùng chúng làm nhiên liệu như xe máy, ô tô, lò sưởi và bếp lò v.v. Đây được xem là nguồn sản sinh khí co rất lớn ra môi trường.
- Hậu quả :
+ Nếu hít phải 1 lượng lớn khí cacbon monooxit vào cơ thể, sẽ gây nên tình trạng thiếu oxi trong máu. Nếu tình trạng đó kéo dài có nguy cơ tử vong rất cao.
+ Chính vì cacbon monoxit là loại khí không màu và không mùi, nên chúng ta rất khó để phát hiện sự có mặt của chúng. Rất nguy hiểm nếu hít phải.
+ Cacbon monooxit có tính liên kết với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với oxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở oxy đến tế bào.
* Khí CO2:
- Nguyên nhân :
+ Sinh ra từ hoạt động hô hấp của con người và động vật, quá trình quang hợp của thực vật.
+ Từ sự phân hủy xác động vật.
+ Các hoạt động tiêu cực của con người: khí thải công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải (quá trình đốt nhiên liệu, đốt xăng) , hoạt động đun nấu trong sinh hoạt, chặt phá rừng bừa bãi
+ Dân số tăng quá nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa cũng góp một phần không nhỏ vào lượng khí thải CO2 này.
- Hậu quả :
+ Việc gia tăng nồng độ khí Cacbon dioxit vào môi trường làm gia tăng trầm trọng hiệu ứng nhà kính.
+ Tác hại của CO2 đến môi trường không thể không nói đến làm trái đất nóng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người chúng ta.
+ Và tác hại của khí CO2 dễ nhận thấy nhất đó là nồng độ thán khí trong không khí quá cao, chẳng hạn như ở trong phòng kín chứa nồng độ Cacbon dioxit quá cao dẫn đến tình trạng thiếu oxy cung cấp cho cơ thể, gây ngạt thở.