Người ta làm các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 150ml dung dịch HCl vào 100ml dung dịch NaOH được một dung dịch có tính kiềm có nồng độ 0,1M.
Thí nghiệm 2: Cho 350ml dung dịch HCl vào 150ml dung dịch NaOH được một dung dịch có tính axit có nồng độ 0,05M.
Biết rằng khi pha trộn thể tích dung dịch hao hụt không đáng kể. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl và dung dịch NaOH ban đầu.
Gọi nồng độ dung dịch HCl, NaOH lần lượt là x, y
TN1:
\(\text{nHCl = 0,15x mol}\)
\(\text{nNaOH = 0,1y mol}\)
\(\text{HCl + NaOH → NaCl + H2O}\)
Dung dịch sau phản ứng có tính kiềm nên NaOH còn dư
Thể tích dung dịch sau phản ứng: 150 + 100 = 250ml
nNaOH dư = 0,1 . 0,25 = 0,025 mol
nNaOH p.ư = nHCl = 0,15x
→ nNaOH dư = 0,1y - 0,15x = 0,025 (1)
TN2:
\(\text{nHCl = 0,35x mol}\)
\(\text{nNaOH = 0,15y mol}\)
\(\text{HCl + NaOH → NaCl + H2O}\)
Dung dịch sau phản ứng có tính axit nên HCl còn dư
Thể tích dung dịch sau phản ứng: 350 + 150 = 500ml
nHCl dư = 0,05 . 0,5 = 0,025 mol
nHCl p.ư = nNaOH = 0,15y
→ nNaOH dư = 0,35x - 0,15y = 0,025 (2)
Từ (1) và (2) → x = 0,5; y = 1