Kho tàng tục ngữ Việt Nam giàu có, óng ánh sắc màu trí tuệ. Nó đúc kết bao kinh nghiệm quý báu trong dân gian. Là bài học nhân sinh, cách ứng xử, nó dạy khôn, dạy khéo để làm người. Chỉ nói về lòng kiên trì, ý chí của con người mà nhân dân ta có biết bao câu tục ngữ mang tính giáo dục sâu sắc, tiêu biểu là câu “Có chí thì nên”.
Vậy chí là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, là nguồn động lực để ta thực hiện mơ ước, mục đích của bản thân, là điều cần thiết mà mỗi con người cần có. Bên cạnh đó, ý chí thường được đi đôi với sự kiên trì. Nhưng chỉ có ý chí không thôi thì không đủ, chúng ta còn phải có tri thức. Tri thức là sức mạnh. Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của thông tin, khoa học kĩ thuật hiện nay, chúng ta còn phải biết trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ và hợp lí. Nên là gì? Là sự thành công trong mọi việc hoặc một việc nào đó, là kết quả của ý chí, kiên trì và vốn tri thức của bản thân.
Một bài học giáo dục rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiên. Và sẽ tai hại hon khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ tự tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cẩu tiến, sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và rằng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Có lẽ vì hành trang kiến thức họ mang theo bên mình không đủ để làm việc đó. Nên đôi lúc, điều đó lại dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường.
Là con người, ai cũng có ý chí và sự kiên trì thực hiện nó mà ta không hề biết, có lẽ, vì những việc đó quá đỗi bình thường, xảy ra xung quanh ta mọi lúc mọi nơi đó thôi. Chẳng hạn như khi còn bé, muốn được khen hoặc được một viên kẹo, gói bánh thì ta phải cố gắng ngoan ngoãn, vâng lời, đó là ý chí, hoặc khi ta muốn biết bơi, ta phải có ý chí quvết tâm và kiên trì luyện tập thì mới thành công,... Và còn rất nhiều việc khác ta thể hiện ý chí dù ta không quan tâm là mấy. Quan trọng là cái ý chí của ta còn nhỏ, nó không đủ khả năng làm nhữngviệc to lớn. Nhưng nếu biết phát huy và nuôi dưỡng ý chí nhỏ này lớn lên thì đó là một bước đầu trong sự thành công của bạn rồi đấy!
Điều đó hoàn toàn có cơ sở. Người có ý chí, nghị lực thì lại luôn thành công. Vì đây là một đức tính không thể thiếu mà ai cũng cần phải có, khi muốn việc gì đó, ta đều phải sử dụng đến nó. Muốn thành công phái trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Đôi lúc sự thành công lại được rút từ những kinh nghiệm thất bại. Ý chí, nghị lực bền bi và sự kiên trì là sức mạnh quan trọng nhất giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan, chịu đựng thử thách trong công việc thì thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào. Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hưóng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tất cả đều thử thách ý chí kiên trì bền gan vững chí của cả dân tộc để rồi ta lại dành được độc lập nhu mong ước đánh tan lũ bán nước, cướp nước. Trong lao động sản xuất và công cuộc xây dựng nước, chỉ với ý chí, nghị lực và đôi bàn tay mà dân ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc để giờ đây ta có một cuộc sống hòa bình và một xã hội văn minh. Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, hay những ruộng đất màu mỡ, ta lại càng thấy khâm phục ông cha ta biết bao nhiêu...
Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại - nhân vật tiêu biểu với nghị lực bền bỉ và sự quyết tâm đã ra đi tìm đường cứu nước, đưa nước nhà thoát khỏi cảnh đô hộ, lầm than của bọn xâm lược,...
Trong học tập, đức tính kiên trì lại càng rất cần thiết để có được thành công. Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một, bắt đầu cầm phấn viết chữ o đầu tiên đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài không có lòng kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp. Người bình thường đã vậy, với những người như Nguyễn Ngọc Kí, lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến –lớp cùng bạn bè. Đức kiên trì và ý chí vượt bao khó khăn, gian khổ đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh đã học xong phổ thông, học xong đại học và trở anh thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.
Chắc hắn trong chúng ta ai cũng biết danh hài Hoài Linh đại tài nhí. Từ nhỏ, danh hài Hoài Linh đã phải đi bán hàng rong để có thể kiếm sông qua ngày và nuôi cho các anh em gia đình. Chú bắt đàu sự nghiệp ca hát từ khi gặp một đoàn nhạc kịch trong một lần bán hàng rong. Chú đã cố gắng lấy lòng tin của mọi người trong đoàn, càng ngày càng có chỗ đứng trong xã hội, được mọi người yêu thích. Chú càng cố gắng hơn, khắc phục những lỗi nhỏ trong vai diễn của mình nên bây giờ, chú ấy đã trở thành một danh hài nổi tiếng trong nước mà ai cũng yêu mến.
Không chỉ trong nước, hãy bước xa hơn, bước ra ngoài thế giới rộng lớn này, ta sẽ thấy được còn rất nhiều con người kiên trì, quyết tâm như Bác, như thầy Ký. Ai cũng biết đó là Ê-đi-xơn, nhờ sự nỗ lực, ý chí mà ông đã sáng chế ra bóng đèn điện sau 10000 lần thất bại. Lin-coln phải rất cố gắng để trở thành tổng thống của Hoa Kì. Hê-len, nhà văn, nhà giáo dục nổi tiếng, luôn giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống mình. Nhờ ý chí, nghị lực, bà luôn phấn đấu không ngừng dù cửa sổ tâm hồn của bà không nhìn được, dù không được ngắm nhìn vẻ đẹp muôn màu của thế giới xung quanh... Ngoài ra, còn có các danh nhân mà ai cũng biết đến như: Niu-tơn, Mari Quyri,... Từ đó, ta thấy được rằng những nhân vật, danh nhân nổi tiếng đều có ý chí quyết tâm rất cao và nghị lực bền bỉ. Họ, những con người tài năng ấy là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập theo.
Vậy nên, ý chí, nghị lực luôn có mặt và ở xung quanh ta, nó rất cần thiết. Nếu chỉ một lần thất bại mà đã vội nản lòng, nhụt chí thì sẽ không bao giờ ta đạt được mục đích, và ta sẽ chẳng bao giờ nếm được cái mùi vị tuyệt vời của sự thành công đâu! Nếu Ê-đi-xơn nhụt chí ngay từ lần đầu chế tạo bóng đèn điện thì sẽ chẳng bao giờ ông làm ra được nó cả. Hãy nghĩ thử xem, nếu ai cũng nản lòng, thất bại như vậy thì có lẽ nhân loại sẽ không bao giờ được sống trong cái xã hội văn minh, hiện đại này với tivi, máy tính, hay các trang thiết bị thông minh,... đâu! Thế thì sao? Con người sẽ mãi mãi sống trong thời cổ đại mà thôi!
"Có chí thì nên", câu châm ngôn "như đinh đóng cột" ấy đặt chúng ta trước một phương châm, một kim chỉ nam định hướng cho cuộc đời mình. Đó là một chân lí chắc chắn. Nó khẳng định giá trị, ý nghĩ của ý chí và cả sự kiên trì sẵn bên trong. Câu nói giản dị này như một lời khuyên, lời nhắn nhủ quý báu hơn thế nữa, như một chân lí hiển nhiên của cuộc đời, khiến cho ai đó mỗi đọc lên phải tự ngẫm lại mình. Với mỗi tâm hồn thế hệ 8x, 9x thời đại mới những người đang đứng trước nhiều thử thách về năng lực trí tuệ, trước những đòi hỏi lớn về tiếp nhận tri thức mới mẻ... mà "thiếu chí" và "nhụt chí” thì hẳn là khó có thể đi tới đích mình cần trên con đường lập thân, lập nghiệp. Tôi nghĩ, chắc nhiều bạn học sinh còn mải chơi quên học hoặc học chưa hết sức, chắc hắn sẽ giật mình khi nghe ai nói tới câu tục ngữ: Có chí thì nên. Vậy nên, hãy tu dưỡng đức tính này ngay từ những việc nho nhất đi nhé.
Nhân dân Việt Nam có biết bao nhiêu đức tính tốt đẹp cho đến ngày nay nó vẫn còn mãi. Những đức tính ấy được thể hiện trong những bài hát rất hay. Trong độ tuổi thanh niên như chúng ta thì không ai còn lạ lẫm gì những câu hát trẻ trung sôi nổi ấy : “ Đi lên thanh niên, đi lên đoàn viên, đi lên thanh niên, làm theo lời Bác, không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên”. Đó là những câu hát thể hiện câu nói có chí thì nên của thanh niên hay cũng là của tất cả những con người nói chung.
Trước hết ta đi phân tích để tìm ra ý nghĩa của câu nói trên, người nói muốn gửi gắm điều gì trong đó. Chí ở đây có nghĩa là ý chí hay chính là sự quyết tâm của những con người. Chí khí hay ý chí ấy là một đức tính, một khí chất rất cần trong một con người. Chúng ta không những xây dựng nó mà còn phải thường xuyên trau dồi rèn luyện nó thì mới mong có ý chí cho được. Còn nên thì sao? Nên có nghĩa là làm nên những việc gì đó. Trong câu nói này thì Chí chính là nền tảng, là cơ sở để hình thành nên, còn nên thì lại là kết quả của chí. Nói tóm lại câu nói “ có chí thì nên” thể hiện được sự quan trọng của ý chí trong cuộc sống của chúng ta. Phải có ý chí thì mới có thể làm nên những chiến công được.
Trong cuộc sống của chúng ta thì không thể thiếu ý chí được bởi vì cuộc sống của mỗi người là không hề bằng phẳng. Nó luôn có những sóng gió để giúp ta trưởng thành hơn và nó là quy luật mà không ai có thể chống lại được. nhân dân ta cũng có câu nói để chỉ sự ý chí hay cũng chính là sự kiên trì không ngại khó của con người là “ có công mài sắt có ngày nên kim”. Câu nói nghiêng về phần sự kiên trì nhiều hơn nhưng chúng ta cần phải hiểu nếu không có ý chí thì làm sao có thể ngồi mà kiên trì đợi sắt thành kim được.
. Thứ nhất đơn giản như trong học tập thì ý chí cũng thể hiện rất rõ. Một bài tập khó có thể làm ta nản lòng trên con đường học hành. Một sự cố gắng mà nhận lại một thành tích không như mong đợi cũng làm cho ta nản lòng. Hay thầy cô thất vọng về kết quả thi của bạn hoặc bố mẹ hay mắng bạn áp đặt việc học một cách cứng nhắc cũng làm cho bạn nản lòng. Khi ấy thì không thể nào thiếu được ý chí nếu như không có ý chí thì bạn sẽ nản lòng mà khi bạn nản lòng tức là bạn không làm nên thành tích như bạn cũng như những người mong chờ thành tích của bạn. Thế nên có chí thì nên, ví dụ điển hình như anh Nguyễn Ngọc Kí dù cho hai tay anh bị teo cụt lại nhưng anh vẫn đi học, viết bằng chân, đánh máy bằng chân. Thử hỏi nếu như không có ý chí thì liệu có làm nên một tấm gương sáng cho những người khuyết tật hay không.Hay là trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách trong công việc mà chúng ta phải có ý chí thì mới vượt qua được. Đặc biệt là làm cấp dưới của người khác bị sếp quở trách hay là giao cho quá nhiều công việc sẽ khiến bạn mệt mỏi nhưng nếu bạn kiên trì thì sếp sẽ ghi nhận những cố gắng của bạn và việc thăng chức của bạn không còn là mơ ước nữa. có thể nói rằng chính ý chí mới làm nên những chuyện phi thường mà bình thường ta không thể tưởng tượng được.
Trong chiến đấu bảo vệ đất nước thì ý chí càng cần phải có. Trước sự độc ác và tàn bạo của kẻ thù mà ý chí không có thì làm sao có thể làm nên chuyện gì. Không có ý chí thì khi ấy bạn không bắn được tên địch nào mà địch đã bắn bạn rồi. Vì thế trên chiến trường một là có ý chí hai là chết dưới nòng súng của kẻ thù mà nếu như ai cũng thế thì đất nước mất là một điều rất hiển nhiên. Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy được không những quân mà cả nhân dân ta đều có ý chí sắt đá vững bền. Bom đạn giặc có dữ dội, tra tấn của giặc có dã man thật đấy nhưng ý chí đã làm cho nhân dân ta vượt qua tất cả để làm nên hòa bình ổn định ngày nay.
Như thế có thể thấy từ việc nhỏ nhất là học tập cho đến việc lớn nhất là chiến đấu bảo vệ đất nước thì đều phải cần có ý chí mới làm nên được sự nghiệp được. Thật vậy, chính vì thế ngay trong thời bình này muốn thành công thì chúng ta phải nuôi ý chí lớn trong mình.
Mở bài
– Dấn dắt vấn đề: Trong xã hội hiện đại, muốn làm được một việc gì đó, dù khó hay dễ, mỗi chúng ta đều phải biết cố gắng, kiên trì hết mình. Điều đó cũng tương tự như câu “Có chí thì nên” – một câu nói hay và đặc sắc
– Trích dẫn vấn đề: Phần gạch chân
– Khẳng định vấn đề: Phần in nghiêng
Thân bài:
1. Giải thích:
a/ Giải thích từ “Chí” : là ý chí, là nghị lực và quyết tâm của con người. Nó giúp một người từ bàn tay trắng mà gây dựng nên cơ nghiệp – Giải thích từ “Nên” : làm được một việc gì đó, là sự thành công của sự cố gắng
b/ Giải thích cả câu “Có chí thì nên” : Khẳng định chân lí, ai có nghị lực, quyết tâm thì nhất định sẽ thành công trong mọi việc, dù là khó khăn nhất.
2. Mối liên hệ giữa từ “chí” và từ “nên (hoặc ” tại sao có nghị lực lại làm nên thành công?”)
– Vì nó tiếp thêm cho ta sức mạnh, khiến ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở
(d/c: thầy Nguyễn Ngọc Ký đã bị mất một tay nhưng nhờ có nghị lực mà thầy đã vượt lên chính mình để trở thành một nhà giáo ưu tú ; Hay Ê-đi-xơn – ông vua của các phát mình đã từng đội sổ suốt nhưng năm đi học nhưng nhờ tính tò mò và sự cố gắng, ông đã tạo nên bao nhiêu các phát minh vĩ đại cho nhân loại)
– Vì nó khiến ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công => Khi có ý chí, không việc gì là không làm được.
3. Cách rèn luyện tính kiên trì
– Phải đặt ra mục đích ban đầu, việc đặt ra mục đích cũng giống như một vạch đích để một con ngựa giỏi lao thẳng tới, nếu thiếu nó, ta sẽ bị lạc lối và cố gắng một cách vô ích
– Phải sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh.
– Hãy nhắc nhở bản thân “đứng lên” sau mỗi lần thất bại
4. Ý nghĩa
– Đức tính không thể thiếu của mỗi con người
– Giúp con người thành công trong mọi việc
– Tạo lập tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việc
Kết luận:
– Khẳng định lại vấn đề: Như nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng nói “1% là nhờ trí thông minh còn 99% là nhờ cố gắng”, khi muốn thực hiện môt việc nào đó, dù khó đến nhường nào, ta chỉ cần có ý chí, cố gắng thì nhất định sẽ thành công.
Trong cuộc sống có những lúc chúng ta gặp phải những khó khăn trắc trở, có những lúc chúng ta sẽ vượt qua được điều đó Nhưng cũng có những lúc chúng ta cảm thấy rất khó khăn và nản chí thì hãy nhớ đến câu tục ngữ có chí thì nên.
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này. Có chí thì nên là một lời khuyên chân thành dành cho chúng ta. Chí ở đây được hiểu là nghị lực và sự kiên trì của con người, dù có gặp khó khăn thử thách cũng sẽ vượt qua được. Còn nên chính là sự thành công của con người trong cuộc sống. Từ đây chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này. Khi chúng ta làm bất cứ một việc gì đó nếu như có ý chí thì nhất định sẽ thành công. Còn nếu như chúng ta không có ý chí thì sẽ rất khó đạt được thành công bởi cái gì cũng cần vượt qua được những khó khăn thử thách. Nếu như thiếu ý chí và sự vươn lên thì chúng ta sẽ không thể thành công được.
Ý chí chính là sự khắc phục khó khăn của con người. Ý chí không tự sinh ra và không tự mất đi, nó được hình thành và tôi luyện trong cuộc sống. Do vậy con người không phải ai cũng có ý chí mà cần được tôi luyện thử thách trong cuộc sống thì mới hình thành nên ý chí. Câu tục ngữ có hàm ý khuyên chúng ta cần biết vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống thì mới có thể thành công được. Mặc dù đôi lúc chúng ta sẽ thất bại nhưng hãy biến nó thành bài học để chúng ta biết vươn lên để thành công hơn. Những người có ý chí thường sẽ thành công hơn trong cuộc sồng và giúp con người có mục tiêu lý tưởng cao đẹp hơn.
Trong quá trình hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra con người ta sẽ hình thành nên ý chí. Những phẩm chất tốt đẹp cũng từ đây là ra.
Những người không có ý chí thì rất khó thành công, bởi làm việc cũng cảm thấy khó khăn nhiều lúc còn cảm thấy chán nản mới gặp một tý khó khăn đã cảm thấy chán. Những người như vậy sẽ cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa và rất nhanh chán.
Ý chí là một trong những điều không thể thiếu được trong cuộc sống của tất cả mỗi người. Để vượt qua được những khó khăn thử thách trong cuộc sống thì mỗi con người cần đặt ra những mục tiêu nhất định và có ý chí để thực hiện được những khó khăn ấy. Có ý chí vững vàng thì chúng ta sẽ chẳng sợ bất cứ điều gì. Ý chí sẽ giúp chúng ta vững bước trên con đường tương lai và đạt được những thành quả nhất định.
Có chí thì nên chính là những chân lý mà chúng ta cần tiếp thu nếu như muốn đạt được những thành công nhất định. Mỗi con người cần biết tu dưỡng, rèn luyện, ý chí chỉ của mình để luôn tự tin hơn trong cuộc sống.
1/ Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể.
2/ Thân bài:
a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
– “Chí” là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
– “Nên” là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
– “Có chí thì nên” nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
b/ Giải thích cơ sở của chân lí:
Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?
– Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.
– Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích.
– Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mãu mực được mọi người kính trọng.
– Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng.
3/ Kết bài:
– Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người.
Trong cuộc sống có những lúc chúng ta gặp phải những khó khăn trắc trở, có những lúc chúng ta sẽ vượt qua được điều đó Nhưng cũng có những lúc chúng ta cảm thấy rất khó khăn và nản chí thì hãy nhớ đến câu tục ngữ có chí thì nên.
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này. Có chí thì nên là một lời khuyên chân thành dành cho chúng ta. Chí ở đây được hiểu là nghị lực và sự kiên trì của con người, dù có gặp khó khăn thử thách cũng sẽ vượt qua được. Còn nên chính là sự thành công của con người trong cuộc sống. Từ đây chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này. Khi chúng ta làm bất cứ một việc gì đó nếu như có ý chí thì nhất định sẽ thành công. Còn nếu như chúng ta không có ý chí thì sẽ rất khó đạt được thành công bởi cái gì cũng cần vượt qua được những khó khăn thử thách. Nếu như thiếu ý chí và sự vươn lên thì chúng ta sẽ không thể thành công được.
Con người phải có ý chí thì mới có thể thành công được
Ý chí chính là sự khắc phục khó khăn của con người. Ý chí không tự sinh ra và không tự mất đi, nó được hình thành và tôi luyện trong cuộc sống. Do vậy con người không phải ai cũng có ý chí mà cần được tôi luyện thử thách trong cuộc sống thì mới hình thành nên ý chí. Câu tục ngữ có hàm ý khuyên chúng ta cần biết vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống thì mới có thể thành công được. Mặc dù đôi lúc chúng ta sẽ thất bại nhưng hãy biến nó thành bài học để chúng ta biết vươn lên để thành công hơn. Những người có ý chí thường sẽ thành công hơn trong cuộc sồng và giúp con người có mục tiêu lý tưởng cao đẹp hơn.
Trong quá trình hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra con người ta sẽ hình thành nên ý chí. Những phẩm chất tốt đẹp cũng từ đây là ra.
Những người không có ý chí thì rất khó thành công, bởi làm việc cũng cảm thấy khó khăn nhiều lúc còn cảm thấy chán nản mới gặp một tý khó khăn đã cảm thấy chán. Những người như vậy sẽ cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa và rất nhanh chán.
Ý chí là một trong những điều không thể thiếu được trong cuộc sống của tất cả mỗi người. Để vượt qua được những khó khăn thử thách trong cuộc sống thì mỗi con người cần đặt ra những mục tiêu nhất định và có ý chí để thực hiện được những khó khăn ấy. Có ý chí vững vàng thì chúng ta sẽ chẳng sợ bất cứ điều gì. Ý chí sẽ giúp chúng ta vững bước trên con đường tương lai và đạt được những thành quả nhất định.
Có chí thì nên chính là những chân lý mà chúng ta cần tiếp thu nếu như muốn đạt được những thành công nhất định. Mỗi con người cần biết tu dưỡng, rèn luyện, ý chí chỉ của mình để luôn tự tin hơn trong cuộc sống.