Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hương Mơ

“Ngày 6/8/1945, máy bay Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản). Phần đông dân cư ở trong phạm vi trung tâm vụ nổ trong chớp mắt đã bị thiêu cháy thành tro bụi. Ngày 8/8/1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ 2 xuống thành phố Nagasaki. Kết quả hai quả bom nguyên tử đã giết 247.000 người ở Hirosima và khoảng 200.000 người ở Nagasaki. Vì ảnh hưởng của phóng xạ, đến năm 1951 lại có thêm gần 100.000 người ở Hirosima bị chết. Ở Hirosima, trong công viên Hòa bình, có một bức tượng đài kỷ niệm đặc biệt để tưởng nhớ những nạn nhân bị sát hại bởi bom nguyên tử. Trên tượng đài 9m là tượng hình một cô gái đang giơ cao hai bàn tay nâng đỡ con sếu. Một cô gái Nhật có tên là Xadaco Xaxaki, khi bom nguyên tử rơi xuống, cô mới có hai tuổi, đã may mắn thoát nạn. Nhưng 10 năm sau, vào tháng 2/1955, cô phải nhập viện vì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử. Cô tin vào một truyền thuyết của Nhật Bản là nếu gấp được một nghìn con sếu bằng giấy treo xung quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh tật. Nhưng cô chỉ gấp được 644 con sếu thì chết. Xúc động trước cái chết của cô gái các bạn học sinh trong thành phố đã góp tiền xây dựng tượng đài tưởng niệm. Bên dưới tượng đài khắc dòng chữ “Chúng tôi mong muốn: Hãy để cho hòa bình vĩnh viễn trên thế giới này!”.

Quan đọc hiểu đoạn văn trên, Em hãy đóng vai là một phi công Mỹ tham gia phi vụ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản, viết một bức thư gửi lời xin lỗi đến những nạn nhân vô tội của hai thành phố Hirosima và Nagasaki.

Sách Giáo Khoa
25 tháng 12 2019 lúc 12:16

Xin gửi lời xin lỗi chân thành nhất đến những người dân sống tại 2 thành phố Hirosima và Nagasaki. Đây có lẽ là lời xin lỗi muộn màng, nhưng tôi vẫn muốn gửi đến các bạn.

Tôi tên là Kevin. Tôi là một cựu phi công Mĩ đã về hưu. Tôi đã từng tham gia chiến dịch ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagasaki của quân đội Mĩ. Chiến tranh tuy đã lùi xa, nhưng những nỗi đau mà chúng tôi đã để lại trên mảnh đất này sẽ còn mãi.

Trong chiến tranh, con người sát hại lẫn nhau đơn giản chỉ vì sự sinh tồn; vì nghe theo tiếng gọi của tổ quốc. Trong thế chiến thứ II, nước Mĩ của chúng tôi đứng ngoài trận chiến quân phát xít và phe đồng minh. Nhưng nước Mĩ đã nhận được sự tấn công thảm khốc của quân đội Nhật tại Trân Châu Cảng. Việc Mĩ dội 2 quả bom xuống Nagasaki và Hirosima là sự tấn công đáp trả cho sự việc quân đội Nhật Bản đã tiêu diệt toàn bộ hạm đội của Mĩ tại Trân Châu Cảng. Tôi cũng là một người có mặt tại Trân Châu Cảng vào ngày hôm đó. Một buổi sáng đầu u ám. Xác những người đồng đội của chúng tôi nổi trên khắp mặt biển. Có những người còn sống nhưng mang trên mình thương tích đầy mình. Bấy giờ trong lòng những người còn được sống như chúng tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất trong đầu: đó là phải bảo thù cho những người đồng đội, giành lại sự uy nghiêm của nước Mĩ. Khi được cấp trên hạ lệnh tham gia chiến dịch này; chúng tôi đã sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiện vụ; để bảo vệ lòng tự tôn của nước Mĩ. Giây phút quả bom rời khỏi máy bay, có lẽ trong lòng tôi cả thấy không có gì sung sướng bằng việc đã báo thù được cho những người đồng đội. Nhưng rồi để những ngày tháng sau đó, tôi luôn mãi day dứt trong lòng. Những hậu quả mà chúng tôi gây nên đã ảnh hưởng đến bao thế hệ người dân tại hai thành phố đó.Kết quả hai quả bom nguyên tử đã giết 247.000 người ở Hirosima và khoảng 200.000 người ở Nagasaki. Vì ảnh hưởng của phóng xạ, đến năm 1951 lại có thêm gần 100.000 người ở Hirosima bị chết. Tôi tự đặt cho lòng mình một câu hỏi: "Cùng là con người với nhau, tại sao chúng ta lại tàn nhẫn như vậy?" Sau 60 năm kể từ trận đánh bom; tôi đã quay trở lạnh mảnh đất ấy, tôi thật sự bất ngờ. Các bạn đã đứng lên một cách mạnh mẽ sau chiến tranh, xây dựng lại đất nước từ một mớ đổ nát. Có lẽ những thiên tai và chiến tranh mà đất nước các bạn đã phải gánh chịu đã làm cho con người Nhật Bản trở nên mạnh mẽ đến vậy. Giờ đây khi đứng tại quảng trường tưởng niệm, lòng tôi không khỏi day dứt về những việc mà quân đội Mĩ đã gây nên tại đây. Tôi xếp một chú sếu trắng và thầm nguyên ước những nỗi đau sẽ được xoa dịu và bình yên sẽ mãi mãi đến với mảnh đất này.

27/05/2005

"Suy nghĩ của một con người đã coi rất nhiều phim, hoạt hình; trong đó có 2 phim tiêu biểu nhất "Pearl harbor" (phim nói về Trận chiến Trân Châu Cảng) và "Bí mật ngôi mộ đom đóm" (phim nói về những đau thương do chiến tranh hạt nhân ở Nhật Bản):Hậu quả mà Nhật gây ra cho Mĩ cũng làm Mĩ thiệt hại nhiều.Nên Mĩ mới trả thù. Nhưng sự trả thù của Mĩ lại gây ra hậu quả quả lớn với người dân Nhật Bản."

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Minh Phúc
Xem chi tiết
thiên yết Phương Anh
Xem chi tiết
Thanh Thúy Trần
Xem chi tiết
Ken Bi
Xem chi tiết
Nguyet My
Xem chi tiết
KIEU TRANG DOAN THI
Xem chi tiết
Phạm Đức Minh
Xem chi tiết
Kunny Trang
Xem chi tiết
PHẠM PHI TRƯỜNG
Xem chi tiết