Bài tập cuối chương 3

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Ngày 28/9/2018, sau trận động đất 7,5 độ Richter, cơn sóng thần (tiếng Anh là Tsunami) cao hơn 6 m đã tràn vào đảo Sulawesi (Indonesia) và tàn phá thành phố Palu gây thiệt hại vô cùng to lớn. Tốc độ cơn sóng thần v (m/s) và chiều sâu đại dương d (m) của nơi bắt đầu sóng thần liên hệ bởi công thức v = \(\sqrt{dg}\), trong đó g = 9,81 m/s2.

                                     (Nguồn: https://tuoitre.vn/toc-do-song-than-khung-khiep-den-muc-nao)

a) Hãy tính tốc độ cơn sóng thần xuất phát từ Thái Bình Dương, ở độ sâu trung bình 400 m (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm của mét trên giây).

b) Theo tính toán của các nhà khoa học địa chất, tốc độ cơn sóng thần ngày 28/9/2018 là 800 km/h, hãy tính chiều sâu đại dương của nơi tâm chấn động đất gây ra sóng thần (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mét).

datcoder
30 tháng 9 lúc 22:35

a. Tốc độ cơn sóng thần xuất phát từ Thái Bình Dương ở độ sâu trung bình 400m là:

\(v = \sqrt {400.9,81}  \approx 62,64\left( {m/s} \right)\).

b. Đổi \(800km/h = \frac{2000}{9} m/s\)

Theo bài ra ta có: \(\frac{2000}{9} = \sqrt {d.9,81}\) suy ra \(\left(\frac{2000}{9}\right)^2 = d.9,81\)

Chiều sâu đại dương của nơi tâm chấn động đất gây ra sóng thần ngày 28/9/2018 là:

\(d = \frac{\left(\frac{2000}{9}\right)^2}{{9,81}} \approx 5034\left( m \right)\).