Nêu và giải thích hiện tượng trong các dung dịch sau:
1. Thu khí sinh ra khi cho một mấu đồng vào dung dịch axit HNO3 đặc, đun nóng vào 2 ống nghiệm sạch rồi đậy nút kín: Ống nghiệm 1 để ngoài không khí; Ống nghiệm 2 ngâm trong thùng nước đá.
2. Có 2 cốc đựng hóa chất: Cốc 1 đựng dung dịch NaOH; Cốc 2 đựng dung dịch NaCl được đặt trên 1 cái cân thăng bằng, điều chỉnh lượng hóa chất trong 2 cốc sao cho cân ở trạng thái thăng bằng rồi đặt trong phòng. Một ngày sau quay lại quan sát cân.
1. Khí sinh ra do Cu + HNO3 đặc, nóng là khí NO2 (màu nâu đỏ). Cho vào ống nghiệm 1 để ngoài không khí có màu nâu đỏ. Ống nghiệm 2 để trong thùng nước đá màu nâu đỏ nhạt hơn do khi lạnh NO2 (màu nâu đỏ) chuyển hóa một phần thành N2O4 (không màu). \(PTPƯ:Cu+4HNO_3\rightarrow Cu\left(NO_3\right)_2+2NO_2+2H_2O\)
\(2NO_2\underrightarrow{^{to-thap}}N_2O_4\)
2. Hiện tượng: Phía bên cốc đựng dd NaOH sẽ nghiêng xuống làm cho cân mất thăng bằng.
Giải thích: Trong không khí luôn có một lượng nhỏ khí CO2. Dd NaOH hấp thụ khí CO2 do xảy ra
\(PTPU:2NaOH+CO_2Na_2CO_3+H_2O\)
Lượng CO2 hấp thụ thêm vào dd NaOH làm cho khối lượng cốc đựng dd NaOH tăng lên.