Bài 7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Hoa Anh Đào

Nêu tình hình phát triển và phân bố ngành trồng trọt

Thư Soobin
26 tháng 11 2017 lúc 19:13

– Cây lương thực giảm: từ 67,1% xuống còn 60,8% nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong trồng trọt (trong đó lúa vẫn là cây trồng chính)
– Cây công nghiệp tăng lên từ 13,5% lên 22,7%
– Cây ăn quả giảm.
-> Đẩy mạnh theo hướng phát triển xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu…. và phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.

1. Cây lương thực
– Gồm: Lúa và hoa màu (ngô, khoai, sắn….)
– Lúa vẫn là cây trồng chính, chiếm vị trí quan trọng và sản lượng cao nhất trong trồng cây lương thực
– Năng suất lúa tăng gấp 2 từ 20,8 tạ/ha/năm (1980) lên 45,9 tạ/ha/năm (2002)
– Diện tích cũng tăng từ 5,6 triệu ha lên 7,5 triệu ha (2002)
– Sản lượng tăng gấp 3 lần: từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 34,4 triệu tấn (2002)
– Bình quân lương thực tăng trung bình 2 lần.
– Đồng bằng sông Cửu long, sông Hồng, Duyên hải Trung Bộ…
-> Ngành trồng cây lương thực tăng trưởng liên tục trong đó đặc biệt là cây lúa.

2. Cây công nghiệp
– Cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.
– Miền đông Nam bộ là vùng trồng cây công nghiệp nhiều nhất: Đậu tương, cao su, hồ tiêu, điều…
– Đồng bằng sông Cửu long: dừa, mía…
– Tây Nguyên: cà phê, Ca cao, Cao su…
– Bắc Trung Bộ: lạc…
– Việc phát triển cây công nghiệp ở các vùng miền có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm khai thác tiềm năng của vùng và nâng cao năng suất phục vụ cho xuất khẩu.
– Cà phê, cao su, đay, cói, hồ tiêu, điều…

3. Cây ăn quả
– Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long là những vùng trồng cây ăn quả chuyên canh.
– Đông Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu, măng cụt…
– Bắc Bộ: mận, đào, lê, quýt, táo….


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
da võ
Xem chi tiết
Thuỷ
Xem chi tiết
Đỗ Thu Hương
Xem chi tiết
Kiều Oanh
Xem chi tiết
phạm hoàng anh khoa
Xem chi tiết
phạm hoàng anh khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết