Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển ngành trồng trọt ở nước ta
Thuận lợi :
- Thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa
- Đất phù sa màu mỡ
- Hệ thống sông ngòi dày đặc
Khó khăn:
Thiên tai thất thường, hạn hán, mất mùa thường xảy xa
1. Tài nguyên đất
- Thuận lợi:
+ Là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này
- Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:
+ Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha
+ Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp
=> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta
- Khó khăn:
+ Còn nhiều diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, hiện tượng sói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất
2. Tài nguyên khí hậu
- Thuận lợi:
+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng do vị trí và sự đa dạng về địa hình (Bắc-Nam, theo mùa và độ cao) tạo nên các kiểu khí hậu đặc trưng khá phong phú thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau
- Khó khăn:
+ Những biến động của thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: Bão, sương muối, rét đậm….
3. Tài nguyên nước
- Thuận lợi:
+ Nước tưới rất quan trọng đối với nông nghiệp
+ Nước ta có hệ thống sông ngòi, ao hồ và đầm lầy phong phú, nguồn nước ngầm nhiều rất thuận lợi cho tưới tiêu trong nông nghiệp
+ Lượng mưa trung bình đạt 1500 – 2500 mm/năm
- Khó khăn:
+ Hạn chế: Lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô
4. Tài nguyên sinh vật
- Thuân lợi:
+ Là điều kiện thuận lợi cho nhân dân thuần chủng và lai tạo giống mới có năng suất cao và chống chịu hạn hán tốt
- Khó khăn:
+ Tình nguyên sinh vật đang dần cạn kiệt
+ Ô nhiễm môi trường