Chuẩn bị 4 vật: 2 thanh thủy tinh và 2 mảnh nilong
Thí nghiệm: 2 người cọ xát 1 thanh thủy tinh với 1 mảnh nilong, thanh thủy tinh với mảnh nilong kia cũng vậy, cọ xát cùng lúc 2 vật và 2 vật kia một thời gian
Sau khi 4 vật nhiễm điện, để 2 thanh thủy tinh đã được cọ xát lại gần nhau, ta thấy 2 thanh thủy tinh đẩy nhau (tuy nhiên trọng lượng thanh thủy tinh sẽ làm ta không thấy hiện tượng đẩy nhau)
Tương tự, để 2 mảnh nilong đã được cọ xát ban nãy lại gần nhau, ta thấy 2 mảnh nilong đẩy nhau (trọng lượng và khối lượng 2 mảnh nilong này không lớn nên dễ quan sát hơn). 2 Thanh thủy tinh nhiễm điện dương khi cọ xát với mảnh nilong, và 2 mảnh nilong đã bị nhiễm điện âm (-) nên khi đặt 2 vật như 2 thanh thủy tinh có điện tích cùng loại (điện tích dương) có thể thấy đẩy nhau. Và hai mảnh nilong đã được cọ xát đẩy nhau do mang điện tích cùng loại (điện tích âm)
Sau thí nghiệm trên, ta có thể kết luận: 2 vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau