Trương Định sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị.
Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam. Sau khi cha mất, ông ngụ ngay nơi cha đóng quân. Sau đó, ông kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay).
Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công), vì thế, ông được nhà Nguyễn bổ làm Quản cơ,[1] hàm chánh lục phẩm
ông trở thành Trở thành thủ lĩnh chống Pháp
Trương Định (1820 – 1864) có tên đầy đủ là Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định. Ông sinh ra tại miền đất miền Trung nhiều nắng và gió Quảng Ngãi (trước là làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nay thuộc xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).
Cha Trương Định là Lãnh binh Trương Cầm – là Hữu thủy Vệ dưới thời vua Thiêu Tri. Trương định kết hôn với vợ là bà Lê Thị Thưởng vào năm 1844. Ông còn có một bà vợ khác là Lê Thị Sanh.
Dưới thời nhà Nguyễn, Trương Định là một võ quan. Còn dưới thời Pháp giai đoạn 1859 -1864, ông trở thành người đứng đầu nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp, khẳng định tinh thần yêu nước dũng cảm khi đứng lên bảo vệ Tổ Quốc.
Trương Định sinh ra tại Quảng Ngãi nhưng nơi làm lên tên tuổi cũng như dấu ấn cuộc đời ông chính là Gia Định. Tại Gia Định, Bình Tây đại nguyên soái không tiếc sức người, sức của hết lòng đánh Tây.