c, Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn truyện anh hùng đẹp. Có truyện đã trở thành trường ca lớn, như Đăm Săn, Xinh Nhã … Riêng Chàng Trăng của dân tộc Mơ – nông và Nàng Han của dân tộc Thái là hai truyện có nét giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi.
Mẹ chàng Trăng đã nằm mơ thấy một con thỏ trắng nhảy qua ngực mà thụ thai và đẻ ra chàng. Sợ tù trưởng phạt vạ, mẹ chàng bỏ chàng trên rừng, phó mặc cho trời đất. Suốt ngày...
Đọc tiếp
c, Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn truyện anh hùng đẹp. Có truyện đã trở thành trường ca lớn, như Đăm Săn, Xinh Nhã … Riêng Chàng Trăng của dân tộc Mơ – nông và Nàng Han của dân tộc Thái là hai truyện có nét giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi.
Mẹ chàng Trăng đã nằm mơ thấy một con thỏ trắng nhảy qua ngực mà thụ thai và đẻ ra chàng. Sợ tù trưởng phạt vạ, mẹ chàng bỏ chàng trên rừng, phó mặc cho trời đất. Suốt ngày chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao. Sau đó, chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ do trời đất cho, đi giết một tên bạo chúa đến chiếm đất rồi cuối cùng biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông – gơ – nhi những vầng sáng bạc.
Còn nàng Han là một cô gái thông minh dũng cảm, lớn lên đi đánh giặc ngoại xâm. Quân nàng liên kết với người Kinh, theo cờ lệnh bằng chân dệt chỉ ngũ sắc cảu nàng mà đánh tan được giặc. Mường bản đang vui thắng trận thì nàng hóa thành tiên lên trời, sau khi tắm ở sông Nậm Bờ, để lại trên bờ thanh gươm nàng thanh gươm nàng đã dùng diệt giặc. Từ đấy, hằng năm đến ngày nàng lên trời, dân bản mường lại mở hội rước cờ nàng Han, vui chơi rồi kéo ra sông Nậm Bồ tắm. Và trên dãy núi Pu – keo vẫn còn đền thờ nàng Han ở chân rừng, gần đấy có những vũng, những ao chi chít nối tiếp nhau là vết chân voi ngựa của quân nàng Han và quân đội của người Kinh.
So sánh với những truyện nói trên, chúng ta thấy truyện Thánh Gióng thực sự là một bản anh hùng ca và là anh hùng ca của người Việt cổ.
(Theo Cao Huy Đỉnh, Người anh hùng làng Gióng)
(1) Chỉ ra những yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn trích
(2) Vì sao tác giả văn bản trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai truyện “Chàng Trăng” và “Nàng Han”, mà chỉ tả cụ thể một số chi tiết và tả một vài hình ảnh trong những câu chuyện ấy?
(3) Có ý kiến cho rằng nhờ những yếu tố tự sự, miêu tả mà nội dung luạn điểm nêu trong đoạn trích trở nên cụ thể, rõ ràng, đáng tin cậy. Em có đồng ý không? Tại sao?