Một số ý cơ bản em có thể bổ sung nhé:
- Nguyên nhân: Sau khi Pháp đánh chiếm 6 tỉnh Nam Kì, Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng trì trệ:
+ Chính trị: triều Nguyễn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.
+ Kinh tế: ngày càng kiệt quệ.
+ Xã hội: nhân dân bất bình, nổi dậy chống triều đình.
- Nguyên cớ: Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.
- Diễn biến: Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội. Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành. Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
+ Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.
+ Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (73 tuổi) chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã. Con trai ông Nguyễn Lâm cũng hi sinh.
+ Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.
+ Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873). Gác-ni-ê tử trận.
- Kết quả: Mặc dù đang trên đà thắng lợi và Pháp phải rút quân nhưng triều Huế nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của Pháp,...
* Nhận xét: Xét về tương quan lực lượng thì quân triều đình nhà Nguyễn yếu hơn quân Pháp, nhưng chúng ta có sự chiến đấu quyết liệt của nhân dân các địa phương buộc chúng phải rút lui và cố thủ. Nhưng với kết quả là bản hiệp Giáp Tuất (1974) chứng tỏ triều đình đã cấu kết với thực dân Pháp để chống lại nhân dân đưa nước ta trở thành đất Bảo hộ của thực dân. Thể hiện sự nhu nhược, yếu kém và mục nát của vua quan nhà Nguyễn!
Chúc em học tốt, những phần cơ bản có thể chịu khó đọc trong sách hoặc trong các bài giảng lý thuyết trên hoc24 nhé!