Câu 1 :
- Xã hội phong kiến lạc hậu, cản trở sự phát triển kinh tế
- Sự xuất hiện các công trường thủ công - nền móng kinh tế tư bản chủ nghĩa
- Xã hội phân hóa và mâu thuãn sâu sắc: Giai cấp địa chủ phong kiến, quan lại, vua, quý tộc luôn muón bảo vệ quyền lợi bản thân và duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, trong khi tầng lớp tư sản ngày càng giàu có và bị những chính sách phong kiến ràng buộc, hạn chế phát triển
----> Cách mạng tư sản bùng nổ.
- Chế độ phong kiến kìm hãm nặng nề sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp.
- Cuộc khủng hoảng tài chính làm cho mâu thuẫn xã hội thêm sâu sắc và là nguyên nhân trực tiếp chính làm cho cách mạng bùng nổ.
=>Cách mạng tư sản bùng nổ.
Trước năm 1789 nước Pháp nổi bật những mặt sau :
a. Kinh tế:
- Nông nghiệp : lạc hậu, công cụ thủ công thô sơ nên năng suất thấp. Mất mùa ,đói kém thường xuyên xảy ra , đời sống nông dân khổ cực
- Công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phátt triển nhưng bị chế độ phong kiến kiềm chế. Nước Pháp lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.
b. Chính trị :
- Là quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế .
- Xã hội tồn tại ba đẳng cấp: Tăng lử, quý tộc và đẳng cấp thứ ba mâu thuẩn với nhau rất gay gắt. Tăng lử, quý tộc nắm hết quyền hành và không bị đóng thuế. trong khi đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân và bình dân thành thị không có quyền lợi gì , phải đóng nhiều thứ thuế.
- Về tư tưởng : Các nhà tư tưởng đại diện cho trào lưu Triết học Ánh sáng như Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản và lên án chế độ chuyên chế.
Tình hình đó cho thấy một cuộc cách mạng sắp sửa nổ ra ở Pháp.