Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Ngọc Uyên Linh

nêu khái niệm thành phần chính của câu: chủ ngữ, vị ngữ

Tiểu Thư Kiêu Kì
1 tháng 4 2016 lúc 19:24

- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu sự vật , hiện tượng có hành động , đặc điểm , trạng thái , ... được miêu tả ở vị ngữ . Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai ? Con gì ? Cái gì ?

- Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì ? Làm sao ? Như thế nào ? hoặc Là gì ?

Đỗ Phương Uyên
1 tháng 4 2016 lúc 20:19

tick mk nha

Huy Giang Pham Huy
31 tháng 12 2016 lúc 21:02

Một câu có hai bộ phận chính. Đó là Chủ ngữ và Vị ngữ.

Xác định thành phần trung tâm của câu tức là xác định được thành phần Chủ – Vị làm nòng cốt trong câu.

CHỦ NGỮ

Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất , nêu người hay sự vật làm chủ sự việc trong câu. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi :Ai ? Cái gì ? Con gì ? Việc gì ? Sự vật gì ?

Phần nhiều danh từ và đại từ (xem phần nói rõ thêm *) giữ chức vụ chủ ngữ. Các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ ( gọi chung là thuật từ ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ.

VD :

– Học tập là quyền lợi và đồng thời là nghĩa vụ của mỗi chúng ta.

Học tập là động từ. Trường hợp này, được hiểu là “Việc học tập”.

– Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại.

Tốt đẹp, xấu xa là tính từ . Trường hợp này được hiểu là “cái tốt đẹp”, “cái xấu xa”.

+ Chủ ngữ có thể là một từ.

VD :

– Học sinh học tập.

+ Cũng có thể là một cụm từ.

VD:

– Tổ quốc ta giàu đẹp.

Tổ quốc ta là chủ ngữ gồm có hai từ ghép lại : Tổ quốc và ta.

Trường hợp này gọi là bộ phận chủ ngữ

+ Cũng có thể là cụm chủ vị.

VD:

– Chiếc bút bạn tặng tôi rất đẹp.

Chiếc bút bạn / tặng tôi là cụm C-V.

Trường hợp này gọi là bộ phận chủ ngữ

VỊ NGỮ

Vị ngữ là bộ phận thứ hai nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm … của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ; có thể dùng trả lời câu hỏi : Làm gì ? Như thế nào ? Là gì ?

+ Vị ngữ có thể là một từ.

VD :

– Chim hót.

– Chim bay.

+ Vị ngữ cũng có thể là một cụm từ.

VD:

– Mấy con chiền chiện ríu rít gọi nhau trên tầu cau.

Trường hợp này gọi là bộ phận vị ngữ.

+ Cũng có thể là cụm chủ vị.

VD:

– Bông hoa này cánh còn tươi lắm.

cánh / còn tươi lắm là cụm chủ vị.

Trường hợp này gọi là bộ phận vị ngữ.

CỤM CHỦ – VỊ

Một câu có thể có nhiều chủ ngữ hoặc nhiều vị ngữ, cũng có câu vừa có nhiều chủ ngữ vừa có nhiều vị ngữ.

VD:

– Cây bầu, cây bí / nói bằng quả.

– Cây khoai, cây dong /nói bằng củ, bằng rể.

– Lớp thanh niên / ca hát, nhảy múa.

– Các thầy giáo, cô giáo / đã dìu dắt, dạy dỗ chúng em nên người.

———

(*) ĐẠI TỪ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

VD:

– Chim chích bông sà xuống vườn rau. Nó tìm bắt sâu bọ.

Nó thay thế cho danh từ “Chim chích bông” . Nó là đại từ.

– Nam không ở trong lớp. Bạn ấy đi lên thư viện lấy tài liệu.

Bạn ấy thay thế cho danh từ “Nam”. Bạn ấy là đại từ.

– Tôi rất thích vẽ. Em gái tôi cũng vậy.

vậy thay thế cho động từ “thích vẽ ” , vậy là đại từ.

– Lúa gạo hay vàng bạc đều rất quý giá. Thời gian cũng thế.

thế thay thế cho tính từ “quý giá”, thế là đại từ.


Các câu hỏi tương tự
Lê Đặng Tịnh Hân
Xem chi tiết
linhcute
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Tran Thi Nho Huyen
Xem chi tiết
do thai
Xem chi tiết
Nguyễn Thúy Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Dũng
Xem chi tiết
Thoa Mai Nguyen
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết