- Điểm chung:
+ Về hình thức: đều được viết theo thể thơ Đường luật, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về niêm luật, gieo vần.
+ Về nội dung: đề cập đến những vấn đề trong cuộc sống (tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, khát vọng con người)
- Ý nghĩa và tính thời sự của các bài thơ
+ Thu hứng: bài thơ là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn ly: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.
+ Tự tình: bài thơ là tiếng nói cất lên đòi quyền hạnh phúc, quyền bình đẳng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Thu điếu: bài thơ là bức tranh tâm trạng của người ẩn sĩ trong cảnh đất nước rối loạn, qua đó bộc lộ thầm kín tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu đậm của thi nhân.
- Điều cần lưu ý khi đọc các văn bản thơ Đường luật:
+ Chú ý về thể thơ, cách gieo vần, những phá cách của nhà thơ
+ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ và nội dung tư tưởng được gửi gắm
+ Bối cảnh hiện thực, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.