Bài 13. Máu và môi trường trong cơ thể

Trần Thúy Diệu

nêu đặc điểm các nhóm máu ở người

nguyenthihab
30 tháng 12 2016 lúc 21:32

+Do sự kết dính giữa kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu người cho với kháng thể trong huyết tương người nhận.
- Máu A có thể truyền máu cho máu A, AB và nhận của nhóm máu A và O
- Máu O có thể truyền cho máu A,O,B, AB.
- Máu B có thể truyền cho máu B, AB
- Máu AB không thể truyền cho các nhóm máu khác

Bình luận (0)
tiểu thư họ nguyễn
30 tháng 12 2016 lúc 20:15

Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh). Máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu gây tác hại cho cơ thể.

Kháng nguyên và kháng thể

Nói chung, kháng nguyên là "bất kỳ chất nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng". Màng của mỗi tế bào hồng cầu chứa hàng triệu kháng nguyên bị hệ thống miễn dịch bỏ qua, mặc dù hệ thống miễn dịch sẽ tấn công bất kỳ tế bào hồng cầu nào có chứa kháng nguyên khác với các tế bào tự kháng nguyên của chúng.

Kháng thể là các phân tử quan trọng mà hệ thống miễn dịch của chúng ta sản sinh ra để giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân xâm nhập bên ngoài như vi khuẩn và virus. Các vi khuẩn và virus này cũng có thể được hình thành để đáp ứng các nhóm máu khác nhau.

Có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh).
Có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh).

Yếu tố Rh

Hầu hết mọi người (khoảng 85% loài người) có một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu, được gọi là yếu tố Rh. Những trường hợp này gọi là Rh+ (có nhóm máu dương tính Rh). Những người thiếu yếu tố Rh, được gọi là Rh- (có nhóm máu âm tính Rh).

Phụ nữ mang thai cần các xét nghiệm yếu tố Rh trong máu, thông qua đó để sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể mẹ và bé. Nếu người mẹ có Rh- và em bé là Rh+, cơ thể người mẹ sẽ phản ứng với máu của em bé như một chất bên ngoài. Cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể (protein) chống lại máu Rh+ của em bé. Rh không tương thích có thể gây ra các vấn đề khó khăn trong lần mang thai sau của người mẹ, khi kháng thể Rh có thể đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé dẫn đến tình trạng thiếu máu tan huyết ở em bé, nghĩa là các hồng huyết cầu bị phá hủy.

May mắn là nếu phát hiện sớm sự không tương thích trên, các bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp điều trị trước khi sinh, giúp ngăn chặn bất kỳ vấn đề nào trước khi chúng nảy sinh.

Có những nhóm máu nào?

Nhóm máu A

Nhóm máu A được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B trong huyết tương.

Những người có nhóm máu A có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu A, hoặc những người mang nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có nhóm máu A cũng có thể nhận máu truyền của những người mang nhóm máu O.

Nhóm máu B

Nhóm máu này tương đối hiếm (chỉ đứng sau AB). Nó chứa các kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, và kháng thể A (để tấn công kháng nguyên A) trong huyết tương.

Những người có nhóm máu B có thể an toàn hiến tặng máu cho những người khác có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có máu B cũng có thể an toàn nhận truyền máu của những người mang nhóm máu O.

Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất.
Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất.

Nhóm máu AB

Nhóm máu này không phổ biến. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương.

Những người có nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ bất cứ ai. Tuy nhiên, vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB, những người có nhóm máu AB chỉ có thể tặng máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.

Nhóm máu O

Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Kết quả là, những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên thù địch trong hệ thống miễn dịch. Chính vì thế, những người mang nhóm máu O được gọi là "nhà tài trợ toàn cầu".

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhận nhầm nhóm máu?

Rất tồi tệ. Phản ứng truyền máu tán huyết cấp có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu và thường xảy ra trong quá trình truyền máu. Bệnh nhân có thể cảm nhận được những phản ứng này. Họ có thể phàn nàn về cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, cảm giác ớn lạnh, sốt, và đau ở lưng, hai bên sườn…. Những phản ứng cắt liên quan đến cắt đứt hầu hết các tán huyết mạch; các hồng cầu của máu truyền vào bị phá hủy bởi các kháng thể của người nhận trong khi chúng vẫn còn các mạch máu bên trong. Các phản ứng đồng loạt có thể gây sốc, số lượng lớn mô sản sinh ra do RBC (tế bào hồng cầu) bị vỡ nên không kiểm soát được khả năng đông máu.

Bình luận (3)
Huy Giang Pham Huy
30 tháng 12 2016 lúc 21:20

1. Nhóm máu làgì?

Khái niệm nhóm máu:

Nhóm máu là nhóm các tế bào hồng cầu, được xác định căn cứ vào các đặc tính kháng nguyên khác nhau. Có rất nhiều hệ nhóm máu khác nhau, nhưng phổ biển nhất trong y học là hai hệ nhóm máu ABO và Rhesus ( hệ ABO mình sẽ nói bên dưới, về hệ Rh đã có note riêng, sẽ dẫn link )

Trong máu của người có chứa nguyên tố làm đông ( Kháng nguyên ) A, B và yếu tố đông máu (kháng thể ) A, B. Các kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu, còn các kháng thể có trong huyết tương ( huyết thanh ). Khi các kháng nguyên và các kháng thể cùng tên gặp nhau thì hiện tượng đông máu sẽ xảy ra ( phản ứng hòa tan máu ).Vì vậy, máu trong cơ thể người phải có kháng nguyên và kháng thể khác tên nhau.

Thành phần cấu tạo máu:

Một người trưởng thành trong cơ thế chứa khoảng 4 - 6 lít máu ( trung bình 60ml/kg ). Máu gồm nhiều tế bào trôi nổi trong một dịch lỏng gọi là huyết tương. Trong đó:

- Tế báo hồngcầu gồm có hemoglobin, là một loại protein có khả năng vận chuyển oxy. Nó có chức năng vận chuyển oxy và loại bỏ cacbon diocid ra khỏi các mô trong cơ thể.

- Tế bào bạch cầu có khả năng chống nhiễm trùng và là tế bào có chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể.

- Tiểu cầu giúp làm đông máu

- Huyết tương chứa muối và các loại protein khác.

Phân loại nhóm máu:

Sự khác nhau giữa các nhóm máu là do sự có mặt hay không có mặt các phân tử protein, gọi là các kháng nguyên và kháng thể. Con người có các nhóm máu khác nhau thì các sự kết hợp khác nhau của những phân tử này. Nhóm máu của một người tùy thuộc vào sự di truyền từ cha mẹ.

2. Hệ thống nhómmáu ABO:

Năm 1901, Karl Landsteiner, sinh viên của trường đại học Austria Vienna là người đầu tiên phát hiện ra nhóm máu ABO. Phát hiện này có ảnh hưởng vô cùng lớn với nhân ***** phép chọn đúng nhóm máu để truyền và mở rộng đã mở đường cho việc truyền máu an toàn. Năm 1930 Karl Landsteiner đã dành được giải Nobel.

Hệ thống nhómmáu ABO phân thành các nhóm:

Nhóm máu A:Trong máu có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể B trong huyết tương

Nhóm máu B:Trong máu có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể A trong huyếttương

Nhóm máu AB: Cócả kháng nguyên A và B trên bề mặt tế bào hồng cầu nhưng không có kháng thể Ahay B nào trong huyết tương

Nhóm máu O:Không có kháng nguyên A hay B nào trên bề mặt hồng cầu nhưng lại có cả kháng thể A và B trong huyết tương

Sơ đồ truyền máu hệ ABO

Để việc truyềnmáu diễn ra thành công, phải có sự tương thích giữa máu cho và nhận. Nếu không,các tế bào hồng cầu từ máu cho sẽ bị đông kết. Các tế bào hồng cầu bị đông kết sẽ bị vỡ và tràn ra cơ thể. Trong tế bào hồng cầu có chứa các hemoglobin, vàcác hemoglobin này sẽ trở nên độc hại với cơ thể khi nằm ngoài tế bào hồng cầu. Điều này có thể dẫn tới tử vong cho người nhận máu.

S di truyn nhóm máu ABO


Hệ thống nhóm máu A, B, O được di truyền theo quy luật Mendel và có 4 nhóm máu cơ bản là A, B, O và AB. Quy định nhóm máu gồm 3 gen mang tính trạng trội là Alen, Alen lA, lB và một mang tính trạng lặn là Alen lo. Vì vậy người nhóm máu A có thể mang kiểu gen lAlA hoặc lAlo; người nhóm máu B có thể mang kiểu gen lBlB hoặc lBlo; người có nhóm máu AB mang kiểu gen lAlB; người nhóm máu O mang kiểu gen lolo.

Các trường hợp kết hợp nhóm máu:

Cha Me Con
1, O x O= O
2, O x A = O,A
3, O x B = O, B
4, O x AB = A, B
5, A x A = O,A
6, A x B = O, A, B, AB
7, A x AB = A, B, AB
8, B x B = O, B
9, B x AB = A, B, AB
10, AB x AB = A, B, AB

Các hệ nhóm máu khác:

Từ năm 1927, cácnhà nghiên cứu lại tiếp tục phát hiện ra các nhóm máu mới là nhóm máu MN, nhómmáu Q, nhóm máu E, nhóm máu T, nhóm máu Rh, .... ( mình sẽ không chuyên sâu về những nhóm máu này, bạn nào muốn tìm hiểu, vui lòng dùng google, hoặc có thể đặt câu hỏi, mình sẽ tìm hiểu hoặc hỏi các anh chị chuyên khoa máu để trả lời các bạn ), không chỉ thế, các nhà khoa học còn tìm ra ngoài con người, những loài động vật như khỉ, chó, tinh tinh ... cũng thuộc một nhóm máu nào đó.

Tỷ lệ các nhóm máu trong hệ ABO

Ở các nước châu Âu, người nhóm máu O chiếm phần nhiều. Ở Mỹ, nhóm O chiếm 46%, nhóm A chiếm40%; ở Anh, người máu O chiếm 47%, người máu A chiếm 42%. Ở Nhật Bản, người nhóm máu A là chủ yếu.

Quốc gia có tỷ lệ người nhóm máu A nhiều nhất là nước Đức, chiếm 45%, máu O chiếm 41%.

Các nước Trung Á, Ấn Độ, Mông Cổ, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ... người nhóm máu B chiếm 30 -40%, có nơi còn vượt quá 50%.

Ở Việt Nam, tỷ lệ nhóm máu O là 42% ; nhóm A xấp xỉ 21%, nhóm B khoảng 20 %, nhóm AB khoảng 17% ( những con số này hiện theo trí nhớ, bạn nào có con số chính xác hơn thì comment nhé, mình sẽ chỉnh sửa ).

Bình luận (0)
nguyenthihab
30 tháng 12 2016 lúc 22:15

trong sgk có đấy bn bổ sung vào nhé

có a fa và b fa jjj đó bn thêm vào nhá

Bình luận (0)
Diep Anh Ngo
14 tháng 12 2021 lúc 21:24

+Do sự kết dính giữa kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu người cho với kháng thể trong huyết tương người nhận.
- Máu A có thể truyền máu cho máu A, AB và nhận của nhóm máu A và O
- Máu O có thể truyền cho máu A,O,B, AB.
- Máu B có thể truyền cho máu B, AB
- Máu AB không thể truyền cho các nhóm máu khác

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thúy Diệu
Xem chi tiết
Lê Văn Đức
Xem chi tiết
Nobita Nobi
Xem chi tiết
hoang thi Cha
Xem chi tiết
Ngocc Anhh
Xem chi tiết
1234
Xem chi tiết
Anh Thư Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Suzine
Xem chi tiết
Huyền Khánh
Xem chi tiết