Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Khai Phong

nêu cảm nghĩ bài thơ cảnh khuya của Hồ Chí Minh

cho mk xin cái dàn ý nữa nhé

nhanh nha còn 4 ngày thôi

 

Lưu Hạ Vy
29 tháng 11 2016 lúc 19:43
Mở bài:- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc - Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình. Thân bài:- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này): + Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: +Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Kết bài:- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.Tham khảo nhé , chúc bn hok tốt !
Cherry Vũ
29 tháng 11 2016 lúc 19:44
Mở bài:- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc - Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình. Thân bài:- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này): + Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: +Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Kết bài:- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Phương Thảo
29 tháng 11 2016 lúc 19:54

I. Mở bài

– Dẫn dắt:
+ Bác Hồ là nhà thơ lớn của dân tộc. Bác vừa đánh giặc vừa làm thơ.
+ Trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) Hồ Chủ tịch sống và hoạt động tại chiến khu Việt Bắc. Người có viết một số bài thơ chữ Hán (Thu dạ, Nguyên tiêu, Báo tiệp,…) và thơ tiếng Việt (Cảnh rừng Việt Bắc, cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy…).
Thu đông 1947, chiến dịch Việt Bắc diễn ra vô cùng ác liệt. Trong hoàn cảnh lịch sử hào hùng ấy, Bác Hồ đã viết “Cảnh khuya”.
-Trích dẫn:
“cảnh khuya” là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
– Chủ đề:
Bài thơ tả cảnh khuya suối rừng Việt Bắc, thể hiện niềm thao thức “lo nỗi nước nhà” của nhà thơ Hồ Chí Minh.

II. Thân bài

Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya suối rừng.
– Câu 1 tả tiếng suối chảy trong đêm khuya, tiếng suối rì rầm nghe rất “trong”, rất êm đềm. So sánh tiếng suối với tiếng hát xa, nhà thơ đã làm cho cảnh khuya không hoang vắng mà mang sức sống ấm áp của con người. Nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối chảy để làm nổi bật cảnh khuya thanh vắng. Đó là thủ pháp nghệ thuật của Đường thi: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
Liên tưởng mở rộng:
+ “Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
(‘‘Côn Sơn ca” – Nguyễn Trãi)
+ “Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”
(“Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến)
– Câu 2 tả trăng, cổ thụ và hoa. Cảnh khuya núi rừng Việt Bắc đẹp thơ mộng, hữu tình. Chữ “lồng” được điệp lại hai lần gợi lên sự giao hòa, quấn quýt giữa cảnh vật. Thiên nhiên tạo vật được nhân hóa mang tình người. Cách tả, cách nhìn của nhà thơ đối với thiên nhiên tạo vật rất ấm áp, âu yếm yêu thương. Câu thơ trăng tràn ngập ánh sáng. Nghệ thuật lấy tối (bóng cổ thụ) để tả sáng (trăng, hoa) cũng là bút pháp Đường thi rất điêu luyện, tinh tế:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Liên tưởng mở rộng:
“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng lioa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu !”
(“Chinh phụ ngâm”)
Cảnh khuya chiến khu Việt Bắc với bốn nét vẽ (suối, trăng, cổ thụ, hoa) chấm phá, tả ít gợi nhiều làm hiện lên cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya hơn 50 năm về trước, “cảnh khuya” mang vẻ đẹp cổ điển. Nó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tình yêu thiên nhiên chan hòa, dào dạt của nhà thơ Hồ Chí Minh trong kháng chiến gian khổ.
Hai câu thơ 3, 4 thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình của thi nhân:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
– Hai chữ “chưa ngủ” là nỗi thao thức, là tâm trạng. “Chưa ngủ” vì “cảnh khuya như vẽ” đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. “Chưa ngủ” còn vì một nỗi sâu xa hơn vì “lo nỗi nước nhà”. Hai câu cuối bài “cảnh khuya” đã diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lí tưởng chiến sĩ như Bác đã nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.
– Hai chữ “chưa ngủ” cuối câu 3 được điệp lại ở đầu câu 4, trong thi pháp cổ gọi là biện pháp liên hoàn, có tác dụng làm cho thơ liền mạch, giàu nhạc điệu, đồng thời diễn tả âm điệu “chưa ngủ” triền miên, nhịp nhàng như dòng chảy của cảm xúc, của tâm tình giữa cảnh khuya suối rừng.
-Tâm trạng “lo nỗi nước nhà” là tình cảm “ưu ái” của Hồ Chủ tịch, rất sâu sắc mãnh liệt, được nói đến nhiều trong thơ văn của Người thời kháng chiến:
“Lòng riêng riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng”
(“Đi thuyền trên sông Đáy” – 1949)

III. Kết bài

– “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất, hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Vẻ đẹp màu sắc cổ điển kết hợp tài tình với tính thời đại.
– Cảm hứng thiên nhiên trữ tình hòa hợp, chan hòa với cảm hứng yêu nước.
– Bài thơ phản ánh một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của một nhà thơ chiến sĩ suốt đời hy sinh phấn đấu cho độc lập, tự do của đất nước
và hạnh phúc của nhân dân. “Cảnh khuya” là bài tứ tuyệt kiệt tác mênh mông, bái ngát tình.

Nguyệt Trâm Anh
29 tháng 11 2016 lúc 19:55

Dàn ý:

*Mở bài:
- Giới thiệu chung về bài thơ.
*Thân bài:
-Cảm xúc chung về hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
+Bài thơ được viết ở thể tứ tuyệt.
+Được sáng tác vào năm 1947, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp.
-Cảm nghĩ về tâm trạng của tác giả:
+Tác giả thể hiện tâm trạng lo lắng bâng khuâng, không ngủ được.
+Nhấn mạnh sự lo lắng cho nước nhà của Bác.
- Cảm nghĩ về hình ảnh trong bài:
+ Bài thơ viết về cảnh trăng ở chiến khu việt bắc
-Cảm xúc về nhịp điệu và biện pháp tu từ:
+ sử dụng điệp từ "lồng" nhằm gợi lên sự gắn bó giữa co người và thiên nhiên.
+ sử dụng điệp từ chưa ngủ để làm nhấn mạnh sự lo lắng cho đất nước của Bác.
*Kết bài:
Cảm nghĩ của em về bài thơ
Chúc các bạn làm bài thành công và được điểm cao!

Phương Thảo
29 tháng 11 2016 lúc 19:55

1.Mở bài:
_ Bài Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1947. tại chiến khu Việt Bắc.
_ Giữa hoàn cảnh kháng chiến gay go, gian khổ. Bác vẫn gữ vững phong thái ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với mình.

2.Thân bài:
* Cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng:
+ Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
_Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya nổi bật tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng lúc gần lúc xa.
_nhịp thơ 2 / 1 / 4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
_Sự so sánh. liên tưởng vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
_Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh sinộng: Trang lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng , bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa. lung linh, huyền ào,...
_nghệ thuật miêu tả rất phong phú, có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm tr từng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
*Tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
_Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi và xúc động thốt lên: Cảnh khuya như vẽ (đẹp như tranh).
_Người chưa ngủ vì hai lí do. Lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ rạo rực, bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hấp dẫn như vậy nhưng không làm cho Bác vơi di nỗi lo về trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
_Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.

3.Kết bài:
_Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
_Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Nguyệt Trâm Anh
29 tháng 11 2016 lúc 19:56

Bài làm:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc. Nhưng bên cạnh đó, Người còn là một nhà thơ tài năng rất nhảy cảm với cái đẹp của thiên nhiên đất trời. Sau những giây phút căng thẳng bởi việc quân cơ, Bác vẫn hòa mình vào vẻ đẹp êm dịu, trong sáng của thiên nhiên. Bài thơ “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ nói lên điều đó.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

Bài thơ ra đời trong những năm tháng đầu tiên vô cùng khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Khi đó, cơ quan Trung ương Chính phủ đã chuyển lên Việt Bắc. Tại đây, Bác cùng các đồng chí trong Bộ chủ huy cuộc kháng chiến của dân tộc ngày đêm bàn việc nước. Bài thơ mở ra bằng hình ảnh “cảnh khuya” khiến người đọc không mấy ngạc nhiên: phải khi việc nước đã tạm ngưng, Bác Hồ mới có những giây phút thư thái cùng cảnh rừng, cảnh núi.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa."

Cảnh núi rừng trong đêm khuya thanh vắng với âm thanh trong trẻo của tiếng suối từ xa đều đều vọng lại: “tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Phép so sánh ấn tượng: tiếng suối là âm thanh của thiên nhiên, lạnh lẽo, mơ hồ này được so sánh với “tiếng hát” của con người nhờ vậy mà trở nên gần gũi, ấm áp. Âm tiết mở “xa” khiến câu thơ có độ ngân vang vô tận và lắng đọng vào nơi sâu nhất của hồn người. Nhưng cũng chính từ “xa”, “tiếng hát xa” khiến người đọc có cảm giác âm thanh ấy như vọng lại từ cõi nào mơ hồ và xa xăm; phải thật lắng tâm mới nghe thấy được. Dường như tất cả mọi âm thanh khác đều lắng chim để nổi bật tiếng suối róc rách, văng vẳng như một cung đàn. Tiếng suối làm cho đêm rừng vốn tĩnh lặng lại càng thêm sâu lắng, trong trẻo. Trong cái khung cảnh ấy đã hiện lên với một hình ảnh tuyệt đẹp “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng, hoa cổ thụ đan cài, quấn quýt vào nhau tạo cho cảnh vật trở nên sinh động, hữu tình và vô cùng ấm áp.
[​IMG]
Người đọc cảm nhận được rằng: bức tranh đó chính là một trái tim nghệ sĩ đang hòa mình say đắm với thiên nhiên. Phải thật sự yêu thiên nhiên và biết cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên thì người nghệ sĩ mới có thể miêu tả được bức tranh mang đậm hồn người đến vậy.

Nhưng Hồ Chí Minh như nhà thơ Minh Huệ đã từng viết:

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”.

Vì là Hồ Chí Minh nên Người “không ngủ” bởi:

“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi rét”.

Và trong cái đêm Người thức cùng “Cảnh khuya” cũng vậy:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Bác đã cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên để rồi thốt lên một lời ca ngợi thật chân thành: “Cảnh khuya như vẽ”. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ làm cho Bác ở trong trạng thái chưa ngủ. Ngủ sao được trước cảnh đẹp thế này! Bác yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp nhưng Người không có chỉ thức vì thiên nhiên mà còn thức vì “nỗi nước nhà” còn đang chồng chất, băn khoăn: đất nước đang trong những năm đầu kháng chiến khó khăn và gian lao tột bậc. Câu cuối của bài đã mở ra một khía cạnh, một chiều sâu mới của tâm trạng “chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cái ẩn của bài thơ chính là ở đây, từ “nỗi” đã nói lên tất cả đó chính là “nỗi nước nhà”, nỗi niềm canh cánh suốt cả cuộc đời Bác.

Thật xúc động; trước một tâm hồn, một trái tim vĩ đại của một con người mà suốt cuộc đời luôn thao thức, trở trăn cả trong mơ lẫn trong thực. Từ “chưa ngủ” được lặp tới hai lần như một bản lề khép mở hai tâm

trạng: Chưa ngủ vì cảnh đẹp của thiên nhiên và vì nỗi lòng canh cánh lo việc nước. Trong nỗi lo dằng dặc về đất nước, Bác Hồ thao thức và bắt gặp cảnh đẹp thiên nhiên lừa mình đắm say trong cái huyền ảo của đất trời, nhưng chưa được lâu thì Bác lại trở về với nỗi lòng lo dân, lo nước. Tâm trạng đó của Bác Hồ khiến cho ta vừa cảm phục, vừa xúc động trước cái đẹp sâu sắc và toàn diện của thiên nhiên hòa quyện giữa tâm hồn của một người nghệ sĩ – một nhà chính trị.

Cảnh khuya là một bài thơ tả cảnh núi rừng Việt Bắc, nhưng trong đó lại ẩn chứa tâm hồn, con người của Bác, một tâm hồn thi sĩ bên trong một người làm cách mạng, rất lạc quan và vững lòng tin chiến thắng.
  

Các câu hỏi tương tự
_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết
Rubill-yy Thảo
Xem chi tiết
Lili
Xem chi tiết
Hoàng Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Công Đạt
Xem chi tiết
Lê Ngọc Quang
Xem chi tiết
Nguyen Thi Thanh Thao
Xem chi tiết
số 20 Đặng Nguyễn Ngọc N...
Xem chi tiết
lôi hữu thiên tài
Xem chi tiết