Bài 22. Sự phát triển văn hóa, khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Vân Chi

Nền văn hóa Xô-viết ra đời trong hoàn cảnh nào? Tại sao gọi nền văn hóa Xô-viết là nền văn hóa mới?

Quốc Đạt
22 tháng 12 2016 lúc 15:42

Nền văn hóa Xô Viết hình thành và phát triển

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở đường cho việc xây dựng một nền văn hóa mới trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và kế thừa những tinh hoa của di sản văn hóa nhân loại. Đó là văn hóa Xô viết.
Thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hóa Xô viết được thể hiện trong việc xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học, sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ, phát triển văn học, nghệ thuật... 

Trước cách mạng, 3/4 dân số Nga mù chữ ; trong ngôn ngữ của một số dân tộc không có động từ "học tập". Chỉ trong vòng 20 năm (1921 - 1940), khoảng 60 triệu người đã thoát nạn mù chữ. Đến cuối những năm 30, nạn mù chữ về căn bản được thanh toán, chế độ giáo dục phổ cập bắt buộc 7 năm được thực hiện, ở các thành phố đã thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Giáo dục đại học thu được nhiều thành tựu to lớn : đến năm 1932 đã đào tạo được 198 000 người có trình độ đại học và 319 000 người có trình độ cao đẳng.

Trong vòng chưa đầy 30 năm, nước Nga “đi giày cỏ” xưa kia đã trở thành một đất nước, trong đó đa số người dân có trình độ văn hóa cao, có một đội ngũ trí thức đông đảo, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Với những cơ sở nghiên cứu khoa học rộng lớn, được trang bị đầy đủ, đội ngũ các nhà khoa học Xô viết đã đạt được những thành tựu rực rỡ và chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học thế giới.

Cùng với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, nền văn hóa - nghệ thuật Xô viết có những cống hiến to lớn vào kho tàng văn hóa nhân loại.