Bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Năm 1969, sau khi trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, Am-xtroong đã có một câu nói nổi tiếng: "Đây là bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước nhảy vọt của nhân loại. Sự kiện Am-xtroong đặt chân lên Mặt Trăng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nhân loại về kinh tế, khoa học – kĩ thuật nói chung, của nước Mỹ nói riêng kể từ sau năm 1945.

Vậy tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 như thế nào?

datcoder
18 tháng 4 2024 lúc 11:36

* Chính trị Mỹ

- Đối nội:

+ Chính quyền Mỹ thực hiện chính sách cải thiện tình hình chính trị xã hội, giải quyết những khó khăn trong nước. 

+ Ban hành hàng loạt đạo luật như cấm Đảng Cộng sản Mỹ hoạt động, chống lại phong trào đấu tranh của công nhân.

- Đối ngoại:

+ Đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa; ngăn chặn, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới, lôi kéo, khống chế các nước đồng minh.

+ Tăng cường chạy đua vũ trang trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh. – Từ những năm 80 của thế kỉ XX, xu hướng đối thoại và hoà hoãn chiếm ưu thế, Mỹ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989).

+ Thiết lập các liên minh quân sự, thiết lập chính quyền thân Mỹ ở một số nước.

* Kinh tế Mỹ

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ: 

+ Năm 1948, sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm 56,4% tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản. 

+ Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của Mỹ bằng hai lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại. Mỹ sở hữu hơn 50% số tàu thuyền đi lại trên mặt biển. 

+ Nền kinh tế Mỹ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

- Từ năm 1973 đến năm 1991, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mỹ lâm vào tỉnh trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài đến năm 1982.

- Từ năm 1983, kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy không còn giữ ưu thế tuyệt đối như giai đoạn trước, nhưng Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính.

* Chính trị Tây Âu

- Đối nội: 

+ Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, thực hiện nhiều cải cách tự do, dân chủ.

+ Ôn định tình hình chính trị - xã hội, khôi phục kinh tế.

+ Ngăn cản các phong trào đấu tranh của công nhân

- Đối ngoại:

+ Khôi phục ách thống trị đối với các nước thuộc địa trước đây và từng bước phi thực dân hoá.

+ Liên minh với Mỹ, tham gia khối quân sự NATO.

+ Thực hiện chính sách liên minh khu vực trong quan hệ đối ngoại từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX.

* Kinh tế Tây Âu:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để khôi phục kinh tế, nhiều nước Tây Âu đã nhận viện trợ của Mỹ theo “Kế hoạch phục hưng châu Âu”, còn gọi là Kế hoạch Mác-san. Nhờ đó, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.

- Từ năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu bước vào thời kì phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm của các nước Tây Âu là 4,6% trong những năm 1950 – 1973. Trong đó, Cộng hoà Liên bang Đức có tốc độ xấp xỉ 6%, cao nhất trong số các nước Tây Âu, tiếp đến là các nước I-ta-li-a (5,1%), Pháp (4,6%), Anh (2,5%).

- Năm 1967, Cộng đồng châu Âu chính thức ra đời sau một quá trình liên kết, hợp tác trên các lĩnh vực của các nước Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. Quá trình liên kết, hợp tác sau đó tiếp tục được đẩy mạnh, thúc đẩy kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng.

- Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu đã đuổi kịp và vượt Mỹ về một số lĩnh vực. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn - của thế giới tư bản.

- Từ năm 1973 đến năm 1991, các nước Tây Âu chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng năng lượng, nền kinh tế bị suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định rồi từng bước phục hồi vào những năm 80 của thế kỉ XX. Trong giai đoạn này, Tây Âu vẫn là một trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới tư bản.