Câu 4. Một vật dạng khối hộp có khối lượng m = 2,5kg ban đầu được đặt trên một mặt sàn nằm ngang. Dưới tác dụng của lực kéo F không đổi theo phương song song mặt sàn, vật chuyển động nhanh dần đều. Biết độ lớn lực kéo là F-5N. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt sàn. Lấy g = 10m/s². a. Tính gia tốc của vật? b. Sau thời gian 2s kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vật đạt được vận tốc bao nhiêu? #c. Ngay sau đó, vật được kéo trên một mặt nhám nằm ngang bằng lực kéo không đổi như trên. Người ta đo được quãng đường vật chuyển động thẳng trong khoảng thời gian 25 liên tiếp, thấy rằng quãng đường sau ngắn hơn quãng đường đầu 4m. Tìm hệ số ma sát giữa vật và mặt nhám.
cho 1 vật có khối lượng m=10 kg chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo F=150N . Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là u= 0,25. Hãy xác định gia tốc của vật?
Bài 4: Một vật có khối lượng 3kg đang nằm yên trên sàn nhà. Khi chịu tác dụng của lực F cùng phương chuyển động thì vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2m/s2 . Lực ma sát trượt giưã vật và sàn là 6N.Tính độ lớn của lực F
một vật được kéo trên sàn nhà nằm ngang bằng lực Fk=50N làm vật chuyển động nhanh dần đều và tăng tốc từ 10m/s lên 20m/s trong quảng đường 100m. Biết m=50kg. Xác định hệ số ma sát giữa vật và mặt đường
vật khối lượng 400g đang nằm yên trên mặt sàn nằm ngang tác dụng lực kéo f theo phương ngang sau 5s kể từ lúc kéo thì vật đạt vân tốc15m/s
a) tính gia tốc
b) tính F
Một vật có khối lượng 0,5 kg đang đứng yên chịu tác dụng của lực kéo Fk và lực ma sát Fms = 0,5 n vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc 2 m/s mất 4s. xác định độ lớn của lực kéo
một vật có khối lượng 200g trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 8m nghiêng góc anpha=30độ so với phương ngang . Lấy g=10m/s ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng rất nhỏ .Sau khi trượt xuống chân mặt phẳng nghiêng vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát trượt là vuy=0.2 . Hãy tính thời gian vật chuyển động trên mặt phẳng ngang