Ôn tập cuối năm môn Đại số 11

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
sgfr hod

Một sinh viên A lên kế hoạch tiết kiệm tiền để mua một cái máy ảnh yêu thích bằng cách gửi ngân hàng với lãi suất không đổi 0,6% / tháng. Ban đầu, sinh viên A có 2 triệu gửi ngân hàng từ đầu tháng và sau đó đúng 1 tháng thì mỗi tháng bạn lại gửi thêm vào 100.000 đồng. Tiền lãi hàng tháng sinh viên A không rút mà cùng với tiền góp thêm 100.000 mỗi tháng thành gốc của tháng tiếp theo. Hỏi sau 12 tháng sinh viên A có bao nhiêu tiền?

Trần Tuấn Hoàng
31 tháng 12 2023 lúc 12:12

-Gọi số tiền sinh viên A có được sau n tháng là \(u_n\) (đồng) (\(u_n>0;n\in N\cdot\)).

-Theo đề bài, ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}u_1=2.10^6\left(đồng\right)\\u_{n+1}=\left(100\%+0,6\%\right)u_n+10^5=1,006u_n+10^5\left(1\right)\end{matrix}\right.\)

(NHÁP:

-Ta sẽ tạo ra dãy cấp số nhân có liên hệ với (1). Để làm vậy, trước tiên đặt \(v_n=u_n-a\Rightarrow u_n=v_n+a\) (a là hằng số).

Khi đó \(v_{n+1}+a=1,006\left(v_n+a\right)+10^5\)

\(\Rightarrow v_{n+1}=1,006v_n+\left(1,006a-a+10^5\right)\)

Để tạo thành cấp số nhân, \(1,006a-a+10^5=0\), giải ra ta được: \(a=\dfrac{-5.10^7}{3}\))

*Đặt \(v_n=u_n+\dfrac{5.10^7}{3}\Rightarrow u_n=v_n-\dfrac{5.10^7}{3}\). Thế vào (1) ta được:

\(v_{n+1}=1,006v_n\) => \(\left(v_n\right)\) là cấp số nhân với \(q=1,006\)

Ta lại có: \(v_1=u_1+\dfrac{5.10^7}{3}=2.10^6+\dfrac{5.10^7}{3}\)

\(\Rightarrow v_n=\left(2.10^6+\dfrac{5.10^7}{3}\right).1,006^{n-1}\)

\(\Rightarrow u_n=\left(2.10^6+\dfrac{5.10^7}{3}\right).1,006^{n-1}-\dfrac{5.10^7}{3}\)

Vậy sau 12 tháng sinh viên A có:

\(u_{12}=\left(2.10^6+\dfrac{5.10^7}{3}\right).1,006^{11}-\dfrac{5.10^7}{3}=3.269.633,331\left(đồng\right)\)

 

 


Các câu hỏi tương tự
10T6.19.Nguyễn Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Hoàng Hà
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Quách Phương
Xem chi tiết
Đức Long Vũ
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
DRE AEW
Xem chi tiết