Ta có :
\(f_k=-OC_v=-50cm=-0,5m\)
mà : \(D_k=\dfrac{1}{f_k}=-2dp\)
Ta có :
\(f_k=-OC_v=-50cm=-0,5m\)
mà : \(D_k=\dfrac{1}{f_k}=-2dp\)
Dạng 3: Bài tập về sự tạo ảnh qua mắt. Các tật về mắt và cách khắc phục
Bài 9. Mắt của bạn A chỉ có thể nhìn rõ những vật cách mắt từ 15cm đến 50cm. a. Mắt bạn mắc tật gì? b. Để sửa tật nói trên, bạn A phải đeo kính gì? Có tiêu cự bao nhiêu? Lúc đó A nhìn rõ vật xa nhất cách mắt bao nhiêu? c. Nêu các biện pháp của bản thân để phòng chống tật về mắt như bạn A mắc phải.
Bài 10. Một người chỉ nhìn rõ các vật cách mắt ít nhất 50m. a. Mắt người đó mắc tật gì? b. Người đó phải đeo kính gì để có thể nhìn rõ các vật ở gần? c. Khi đi đường, người đó có cần đeo kính không? Vì sao?
Bài 11. Một người đứng cách trụ điện 20m, trụ điện cao 8m, thì ảnh hiện trên võng mạc là 0,8m. a. Tính khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc. b. Tính tiêu cự của thể thủy tinh.
Gọi fv là tiêu cự của thể thủy tinh khi mắt nhìn vật ở điểm cực viễn, fc là tiêu cự của thể thủy tinh khi mắt nhìn vật ở điểm cực cận. Kết luận nào dưới đây là đúng? A. fv = fc B. fv > fc C. fv < fc D. fc=2fv
Cận thị học đường là tình trạng học sinh bị cận thị do các nguyên nhân đọc sách, báo, sử dụng máy vi tính, xem tivi...gần mắt lâu và thường xuyên, nhất là trong điều kiện ánh sáng không phù hợp.
Để khắc phục tật cận thị, mắt phải đeo thấu kính loại nào? Hãy giải thích vì sao thấu kính này giúp khắc phục được tật cận thị của mắt.
Tìm hiểu và nêu một số biện pháp giúp phòng tránh tật cận thị khi chưa mắc phải và hạn chế sự tăng nặng của tật cận thị khi mắt đã bị tật này.
Các em hãy cho biết ý kiến thảo luận để chúng ta cùng bảo vệ mắt trong năm mới nhé.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín?
A. Đưa cuộn dây dẫn điện kín lại gần nam châm
B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây
C. Cho cuộn dây dẫn điện kín quay trong từ trường của một nam châm điện
D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín
Câu 2: trường hợp nào sau đây dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín không đổi chiều
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang giảm mà tăng
B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà tăng hơn nữa
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà giảm
D. Trường hợp A và B đúng
Câu 3: Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 6 V và 3 V. Cuộn sơ cấp có 4000 vòng. Số vòng của cuộn thứ cấp tương ứng là:
A. 109 vòng và 54 vòng
B. 100 vòng và 50 vòng
C. 110 vòng và 55 vòng
D. 120 vòng và 60 vòng
Câu 4: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A'B' ngược chiều cao bằng vật AB. Điều nào sau đây đúng nhất ?
A. OA = 2f
B. OA = f
C. OA > f
D. OA < f
Câu 5: Một tờ giấy được chiếu ánh sáng trắng có màu đỏ, chiếu ánh sáng xanh có màu đen. Vậy chiếu ánh sáng đỏ có màu gì ?
A. Màu đỏ
B. Màu trắng
C. Màu xanh
D. Màu vàng
Câu 6: 3 bạn Thanh, Minh, Loan có đặc điểm mắt như sau: Loan nhìn rõ các vật cách mắt 1 mét trở lại, Minh nhìn rõ các vật cách mắt từ 25 cm trở ra, Thanh nhìn rõ được các vật từ 50 cm trở vào,ngoài ra nhìn rõ
A. Thanh : viễn thị,Minh: bình thường, Loan: cận thị
B. Thanh: cận thị, Minh: bình thường, Loan: viễn thị
C. Thanh: cận thị, Minh: Viễn Thị, Loan: bình thường
D. Thanh: bình thường, Minh: Viễn Thị, Loan: cận thị
Câu 7: Một kính lúp có độ bội giác G = 10. Tiêu cự của kính lúp bằng bao nhiêu ? Muốn quan sát vật, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
A. Tiêu cự 2,5 cm, phải đặt vật gần hơn 2,5 cm
B. Tiêu cự 5 cm, phải đặt vật xa hơn 5 cm
C. Tiêu cự 10 cm, phải đặt vật xa hơn 10 cm
D. Tiêu cự 2,5 cm, phải đặt vật xa hơn 2,5 cm
Câu 8: Một học sinh cao 1,5m đứng cách máy ảnh 3m, từ vật kính đến phim là 5cm. Chiều cao của học sinh trên phim là
A. 3cm
B. 2,5cm
C. 1,5cm
D. 0,5cm
Câu 9: Máy biến thế hoạt động khi dòng điện đưa vào cuộn dây sơ cấp là dòng điện
A. Có cường độ lớn
B. Xoay chiều
C. Xoay chiều hay 1 chiều đều được
D. Một chiều
Câu 10: tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc chiều dòng điện
A. Tác dụng từ
B. Tác dụng quang
C. Tác dụng nhiệt
D. Tác dụng sinh lý
Câu 11: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 100 cm trở lại mắt này có tật gì và phải đeo kính nào
A. Mắt cận thị, đeo thấu kính phân kì
B. Mắt lão, đeo thấu kính phân kì
C. Mắt lão, đeo thấu kính hội tụ
D. Mắt cận thị, đeo thấu kính hội tụ
Câu 12: Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là
A. 0 độ
B. 30 độ
C. 60 độ
D. 90 độ
Câu 14: Một người cận thị không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50 cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là bao nhiêu
A. 60 cm
B. 50 cm
C. 40 cm
D. 30 cm
Phần tự luận
Câu 1: Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 4000 V. Muốn tải điện năng đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế lên 40000 V
a, Hỏi phải dùng loại máy biến thế với các cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lệ nào? b,Cuộn dây nào mắc vào hai cực của máy phát điện? tại sao?
Câu 2: Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật cao 160 cm, đặt cách máy 4 m. Sau khi tráng ảnh thì thấy ảnh cao 4 cm. Hãy tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh
Câu 1 / Nam bị cận có điểm cực viễn cách mắt 114 cm . Hải cũng bị cận nhưng có điểm cực viễn cách mắt 65cm. Hỏi trong 2 bạn ai bị cận nặng hơn ? Vì sao ?
Câu 2 /Đường dây tải điện có tổng chiều dài 10 km , có HĐT 600 V ở hai đầu nơi truyền tải , công suất điện cung cấp ở nơi truyền tải là P = 1200 W . Dây dẫn tải điện cứ 1km có điện trở là 0,2 ôm . Tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây?
Câu 3/ tại một nhà máy thuỷ điện , người ta đặt một máy biến thế dùng để tăng HĐT lên 100000 V , dùng một công suất để truyền tải điện năng đi xa là 500000 W , biết rằng điện trở của dây dẫn truyền tải là 200 ôm . Hãy tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường truyền tải điện năng đi xa ?
Bài 7 :Dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ có dạng mũi tên, được đặt vuông góc với trục chính của kính. Ai quan sát được qua kính lớn gấp 3 lần vật và bằng 9cm. Biết khoảng cách từ kính đến vật là 8cm
a/ Tính chiều cao của vật
b/Tính khoảng cách từ ảnh đến kính
c/ Tính tiêu cự của kính
Bài 8: Một người có mắt chỉ nhìn được các vật cách mắt từ 10 cm đến 100cm
a/ Mắt người đó bị tật gì ? Vì sao?
b/ Cần đeo kính gì, kính đó thuộc loại thấu kính gì? Tính độ tụ của kính cần đêo để cửa tật cận thị
c/ Khi đeo kính đó, người đó có thể nhìn được trang sách gần mắt nhất là bao nhiêu?
Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 2500V. Muốn tải điện đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế lên 30000V bằng cách sử dụng một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp là 2000 vòng .
a) Tính số vòng dây của cuộn thứ cấp.
b) Khoảng cách từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ là 100km, công suất điện cần truyền là 300kW. Tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây, biết cứ mỗi km dây dẫn có điện trở 0,2Ω.
Tóm Tắt ;
$ U_1 = 2500 V$
$ U_2 = 30000 V$
$ n_1 = 2000$ vòng
So Sánh $ U_1 ........ U_2 $
$----------------------------$
$ a. n_2 = ? $ vòng
$ b. l= 100 km $
$ P = 300 KW = ? W$
$ M = 0,2 km/ ôm $
$ R = l . M $ $→$ $R$ $= ? ôm $
$ P_{hp}$ $ = ? W $
Bài 9: Một nguồn sáng điểm S đặt tại tiêu điểm của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10 cm. Trên một màn đặt sau thấu kính một khoảng l = 20 cm, người ta thu được một vòng tròn sáng bán kính 3r. Hỏi phải dịch chuyển nguồn sáng S bao nhiêu và theo chiều nào để vòng tròn sáng trên màn có bán kính r ? (Cho phép sử dụng trực tiếp công thức thấu kính, nhưng phải chứng minh).
Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự là 20 cm vật AB đặt trước thấu kính và cách thấu kính 15 cm ảnh A'B' cao 8 cm a) vẽ ảnh A'B' b) tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính c) tính chiều cao của vật d) thấu kính cố định, di chuyển vật AB ra xa thấu kính thì tính chất của ảnh thay đổi như thế nào?