Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Aocuoi Huongngoc Lan

"Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy"

Qua bài thơ "Bánh trôi nước" - của Hồ Xuân Hương e hãy chứng minh

Vũ Minh Tuấn
11 tháng 3 2020 lúc 18:14

Gợi ý:

1.Giải thích ý kiến:
- Người nghệ sĩ chân chính: là người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người.
- Là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy: có nghĩa là người nghệ sĩ phải có lòng nhân ái, yêu thương con người. Tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút. Đó là tình cảm có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ.
-> Ý nghĩa của câu nói khẳng định nhà văn chân chính là nhà văn phải có cái nhìn, tấm lòng nhân ái, yêu thương đối với con người.
- Trong bài thơ “bánh trôi nước” , tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả Hồ Xuân Hương chính là sự đồng cảm, yêu thương, trân trọng, ngợi ca những người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Kết bài
- Khẳng định vai trò.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
11 tháng 3 2020 lúc 18:18

1.Giải thích ý kiến:
– Người nghệ sĩ chân chính: là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là “nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn”, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người.
– Sê-khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút, là tiêu chuẩn, điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của nhà văn (chú ý cách diễn đạt: một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy – thể hiện rõ tính chất bắt buộc). Nói cách khác, nếu không có lòng nhân đạo thì không thể trở thành nhà văn chân chính.
– Hơn nữa, Sê-khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ căn bản, có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. Tình càm nhân đạo trở thành phẩm chất không thể thiếu của người cầm bút. Đó chính là cái tâm của người nghệ sĩ.

Bình luận:

Ý kiến của T.Sê- khốp hoàn toàn đúng đắn vì:
– Tác phẩm văn học chân chính thể hiện cái tâm của người nghệ sĩ, phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui, nỗi khổ đau của con người. Tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa khi mục đích sáng tác của nhà văn là nhằm phục vụ cuộc sống con người (Văn chương sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có)
– Một trong những chức năng cơ bản của văn học là giáo dục, là cứu vớt con người. Trong thực tế, không gì có sức mạnh giáo dục con người bằng chính tình cảm của con người. Do vậy phải xuất phát từ tình cảm chân thực.
– Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ. Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời, người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo (Thơ phát khởi từ trong lòng người ta hay Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần). Nhà văn phải là người sống sâu sắc với cuộc đời, với nhiều số phận, cảnh ngộ, phải hòa với cuộc đời và viết văn vì cuộc đời, luôn giữ cho cái tâm trong sáng.
– Từ phía tâm lí tiếp nhận của độc giả: Độc giả luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành của nhà văn. Chỉ những trang viết như thế mới có sức sống lâu bền trong lòng độc giả. Tác phẩm của nhà văn sẽ làm cho tâm hồn người đọc thêm trong sáng, phong phú.
– Ý kiến của Sê-khốp không có nghĩa là phủ nhận những phẩm chất khác của người nghệ sĩ mà muốn nhấn mạnh và đề cao tình cảm nhân đạo như là yếu tố đầu tiên không thể thiếu của người nghệ sĩ. (Chú ý cách nói phải có chứ không phải chỉ có).

3)Cminh tác phẩm

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phương Anh
Xem chi tiết
Vương Hàn
Xem chi tiết
lê thị hà giang
Xem chi tiết
Đinh Quang hiệp
Xem chi tiết
 N H T
Xem chi tiết
Đằng Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Kim Nguyen
Xem chi tiết
Quỳnh Như
Xem chi tiết