Suất điện động cực đại: \(E_0=\omega NBS=\frac{150}{60}.2\pi.\frac{10}{\pi}=50V\)
Suất điện động hiệu dụng: \(E=\frac{E_0}{\sqrt{2}}=25\sqrt{2}V\)
Suất điện động cực đại: \(E_0=\omega NBS=\frac{150}{60}.2\pi.\frac{10}{\pi}=50V\)
Suất điện động hiệu dụng: \(E=\frac{E_0}{\sqrt{2}}=25\sqrt{2}V\)
Một khung dây dẫn phẳng dẹt hình chữ nhật có 500 vòng dây, diện tích mỗi vòng 54 \(cm^2\). Khung dây quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng của khung), trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn 0,2 T. Từ thông cực đại qua khung dây là
A.0,27 Wb.
B.1,08 Wb.
C.0,81 Wb.
D.0,54 Wb.
Chọn câu trả lời đúng. Một khung dây dẫn có diện tích \(S = 50cm^2\) gồm 250 vòng dây quay đều với vận tốc 3000 vòng/min trong một từ trường đều B \(\perp\) trục quay \(\Delta\) và có độ lớn B = 0,02T. Từ thông cực đại gửi qua khung là
A.0,025Wb.
B.0,15Wb.
C.1,5Wb.
D.15Wb.
Một khung dây dẫn phẳng dẹt hình chữ nhật có 500 vòng dây, diện tích mỗi vòng là 220 \(cm^2\). Khung quay đều với tốc độ 50 vòng/giây quanh một trục đối xứng nằm trong mặt phẳng của khung dây, trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ \(\vec B\) vuông góc với trục quay và có độ lớn \(\frac{\sqrt2}{5\pi} T\). Suất điện động cực đại trong khung dây bằng
A.\(110\sqrt2 V.\)
B.\(220\sqrt2 V.\)
C.\(220V.\)
D.\(110V.\)
Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600 \(cm^2\), quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 120 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là
A.\(E=48\pi\sin(40\pi t-\frac{\pi}{2}) (V)\)
B.\(E=4,8\pi\sin(4\pi t+\pi) (V)\)
C.\(E=48\pi\sin(4\pi t+\pi) (V)\)
D.\(E=4,8\pi\sin(40\pi t-\frac{\pi}{2}) (V)\)
Một khung dây quay đều trong từ trường đều quay 1 trục vuông góc vs các dường cảm ứng từ. Ban đầu suất điện động hiệu dụng trong khung bằng 60V. Khi giảm tốc độ quay của khung 2 lần và tăng cảm ứng từ 3 lần thì suất điện động trong khung có giá trị hiệu dụng
Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc \(\omega\) quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức \(e = E_0\cos(\omega t + \frac {\pi} 2)\). Tại thời điểm t = 0, vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc bằng
A.\(45^0.\)
B.\(180^0.\)
C.\(90^0.\)
D.\(150^0.\)
Một khung dây dẫn phẳng, dẹt, hình chữ nhật có diện tích 60 \(cm^2\), quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng của khung) trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn 0,4T. Từ thông cực đại qua khung dây là
A.\(2,4.10^{-3} Wb.\)
B.\(1,2.10^{-3}Wb.\)
C.\(4,8.10^{-3}Wb.\)
D.\(0,6.10^{-3}Wb.\)
Một vòng dây dẫn phẳng có diện tích \(100 cm^2\), quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng vòng dây), trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay. Biết từ thông cực đại qua vòng dây là \(0,004 Wb\). Độ lớn của cảm ứng từ là
A.0,2 T.
B.0,8 T.
C.0,4 T.
D.0,6 T.
Một khung dây phẳng, dẹt quay với tốc độ không đổi ω trong từ trường đều có đường sức vuông góc với trục quay. Suất điện động trong khung có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại khi đường sức từ tạo với mặt phẳng của khung một góc α là
A. 0
B. π/6
C. π/3
D. π/2
[ai có thể vẽ hình hay giải thích giúp em câu này với, không hình dung dc?
đường sức có phải là vecto B không??? ]