Một chất vô cơ khan A tan trong nc, ko tạo kết tủa với \(CaCl_2\) nhưng khi thêm dung dịch HCl thì tạo ra chất khí B 0 màu, 0 mùi, 0 cháy.
Lấy m gam chất A nung đến khối lượng 0 đổi, thu đc hỗn hợp khí C và 2,12 gam chất rắn D. Hòa tan hết D vào dung dịch HCl thấy bay ra V lít B ở đktc. Cho C lần lượt qua bình 1 đựng 40gam dung dịch H2SO4 98% và bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau thí nghiệm có thấy bình 2 có 3,94 gam kết tủa.
a) tính m ?
b) Xđ CTPT của A và tính V ?
c) SAu thí nghiệm, lấy 10,09 gam dung dịch ở bình 1 cho t/d với dung dịch BaCl2 dư thấy tạo thành kết tủa E. Tính khối lượng E ?
(Hóa trị của các ng tố trong A luôn luôn k đổi)
RainbowNguyễn Trần Thành ĐạtVõ Đông Anh Tuấn giup voi
cac ban khac nua
Mấy thánh @Thành Đạt....... @Võ Đông Anh Tuấn giúp đi chớ
(Hóa trị của các ng tố trong A luôn luôn k đổi)
A là hợp chất vô cơ, khi tác dụng với HCl thì tạo ra chất khí không màu, không mùi và không cháy.
=> Khí đó phải là \(CO_2\)
Như vậy, ta có: A là chất vô cơ khan, tan trong nước, tác dụng với dung dich \(HCl\) giải phóng khí \(CO_2\)và không tạo kết tủa với \(CaCl_2\)
\(\Rightarrow\)Đặt \(CTTQ\) của \(A\) là \(M(HCO_3)_n\)
Khi nung A đến khối lượng không đổi thì:
\(2M\left(HCO_3\right)_n-t^o->M_2\left(CO_3\right)_n+nCO_2+nH_2O\)\((1)\)
Vì A là chất tan được trong nước
\(=> \) Khi nung A đến khối lượng không đổi, ta chỉ thu được muối \(M_2(CO_3)_n\)
Hỗn hợp khí C là: \(\left\{{}\begin{matrix}CO_2\\H_2O\left(hơi\right)\end{matrix}\right.\)
2,12 gam chất rắn D thu được sau phản ứng là: \(M_2(CO_3)_n\)
\(M_2(CO_3)_n+2nHCl--->2MCl_n+nCO_2+nH_2O\)\((2)\)
Khí B là: \(CO_2\)
Khi cho C qua bình 1 đựng 40gam dung dịch H2SO4 98%
Thì \(H_2O\) bị giữ lại trong bình.Khí CO2 thoát ra khỏi bình 1.
Tiếp tục dẫn qua bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì:
\(CO_2+Ba(OH)_2--->BaCO_3+H_2O\)\((3)\)
\(nBaCO_3=0,02(mol)\)
Theo (3) \(nCO_2=0,02(mol)\)
Theo (1) \(nM_2(CO_3)_n=\dfrac{0,02}{n}(mol)\)
\(\Rightarrow M_{M_2\left(CO_3\right)_n}=\dfrac{2,12}{0,02}.n=106n\)\((g/mol)\)
\(\Leftrightarrow2M+60n=106n\)
\(\Leftrightarrow2M=64n\)
\(\Leftrightarrow M=23n\)
Khi \(n=1=>M=23(Na)\)
\(n=2=>M=46(loại)\)
\(n=3=>M=69(loại)\)
Vậy \(M:Na\) và \(n=1\)
\(=>CTPT\) của A: \(NaHCO_3\)
Theo (1) \(nNaHCO_3=\dfrac{0,02}{n}=0,02(mol)\)
\(\Rightarrow m=m_{NaHCO_3}=1,68\left(g\right)\)
Theo (2): \(nCO_2=0,02(mol)\)
\(\Rightarrow V=V_{CO_2}=0,448\left(l\right)\)
\(c)\)
Theo (1): \(nH_2O=0,02(mol)\)
\(=>mH_2O=0,36(g)\)
\(m_{H_2SO_4}=\dfrac{98.40}{100}=39,2\left(g\right)\)
Sau khi thêm H2O vào thì \(mH_2SO_4\)trong dung dich không thay đổi
\(m dd H_2SO_4=40+0,36=40,36(g)\)
\(=>C\%H_2SO_4\left(sau\right)=\dfrac{39,2.100}{40,36}=97,1258672\%\)
Khi lấy 10,09 gam dung dịch ở bình 1 cho t/d với dung dịch BaCl2 dư thì:
\(BaCl_2+H_2SO_4--->BaSO_4+2HCl\)\((4)\)
\(mH_2SO_4=\dfrac{97,1258672.10,09}{100}=9,8\left(g\right)\)
\(=>nH_2SO_4=0,1\left(mol\right)\)
Kết tủa E sau phản ứng là BaSO4
Theo (4): \(nBaSO_4=0,1(mol)\)
\(=>mBaSO_4=23,3(g)\)
P/s: Thông báo bị trôi :))