MỌI NGƯỜI ƠI GIÚP EM VỚI ... EM ĐANG CẦN GẤP Ạ ... EM CẢM ƠN MỌI NGƯỜI TRƯỚC...
Câu 1: Em hãy trình bày các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và những hoạt động cơ bản của từng giai đoạn?
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 3: Em có nhận xét gì về tổ chức chính quyền thời Lê Sơ?
Câu 4: Quân đội thời Trần và thời Lê Sơ có gì giống và khác nhau?
Câu 5: Những thành tựu về văn hoá giáo dục khoa học nghệ thuật thời Lê Sơ?
Câu 6: Em có nhận xét gì về tình hình chính trị xã hội nước ta thế kỉ XVI-XVIII? Thành tựu văn hoá nước ta thế kỉ XVI- XVIII?
Câu 7: Vì sao có sự khác biệt về kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài?
Câu 8: Thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân từ thế kỉ XVI- XVIII?
Câu 9: Diễn biến chính của phong trào Tây Sơn? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
Câu 10: Nêu những đóng góp to lớn của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc?
MỌI NGƯỜI ƠI GIÚP EM VỚI ... EM ĐANG CẦN GẤP Ạ ... EM CẢM ƠN MỌI NGƯỜI TRƯỚC...
Câu 1:
Khởi nghĩa Lam Sơn chia làm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: 1418-1424:
- Thời kỳ Lê Lợi bắt đầu dựng cờ khởi nghĩa.
- Thời kỳ này nghĩa quân gặp nhiều khó khăn:
+ Lực lượng ít, thiết lương thực, vũ khí.
+ Thường xuyên bị quân Minh tấn công và thua trận. Một số tù trưởng dân tộc cùng quân Ai Lao tấn công.
+ Nghĩa quân liên tục ẩn náu trong rừng núi, khó khăn, gian khổ.
+ Phải xin giảng hòa củng cố lực lượng.
* Giai đoạn 2: 1424-1426:
- Thời kỳ rút quân vào Nghệ An, củng cố và phát triển lực lượng.
- Nghĩa quân liên tục thắng lợi, giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.
- Bắt đầu tiến quân ra phía bắc, chuẩn bị phản kích (giải phóng Thanh Hóa).
* Giai đoạn 3: 1426-1427 tổng tấn công giải phóng miền bắc, giành lại độc lập.
- Nghĩa quân đem quân ra bắc tấn công Đông Quan.
- Giành chiến thắng trong trận Tốt Động, Chúc Động, bao vây Đông Quan.
- Chiến thắng trong trận Chi Lăng – Xương Giang, dẹp đội viện binh của giặc.
- Ngày 10/12/1427, Hội thề Đông Quan diễn ra, sau đó quân Minh rút về nước.
Câu 2:
Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của các vị chỉ huy khởi nghĩa, có tư tưởng đúng đắn, có chiến thuật phù hợp, có chiến lược lâu dài.
- Nghĩa quân được nhân dân ta ủng hộ.
- Lòng yêu nước quật cường của nhân dân ta, lòng căm thù giặc của dân ta nổi dậy sau 1 thời gian nằm chịu đựng, tích tụ.
- Quân và dân Đại Việt đoàn kết, dũng cảm trong kháng chiến.
- Nghĩa quân vừa đánh, vừa dụ hàng địch, đưa cuộc chiến kết thúc nhanh chóng, đảm bảo nhân mạng.
Ý nghĩa lịch sử:
- Kết thúc kỷ thuộc Minh đau thương của dân tộc.
- Giành lại độc lập tự do, tự chủ, lãnh thổ của dân tộc.
- Thể hiện tinh thần yêu nước bất khuất, tinh thần đấu tranh quật cường của dân tộc.
- Thể hiện trí tuệ, mưu lược của quân và dân Đại Việt.
- Mở ra thời kỳ phát triển mới của Đại Việt, triều đại mới của Đại Việt – triều Lê Sơ với những chiến công hiển hách.
Câu 10. *Công lao to lớn của vua Quang Trung-Nguyễn Huệ đối với dân tộc ta:
- Lật đổ các triều đại phong kiến Nguyễn,Trịnh, Lê; thống nhất đất nước.
- Đánh đuổi xâm lược Xiêm –Thanh giữ vững độc lập dân tộc.
- Cũng cố - ổn định kinh tế, chính trị, văn hoá.
Câu 6. Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII vô cùng hỗn loạn:
- Đất nước mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, quan lại nhũng nhiễu “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực. Mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc dẫn đến bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
- Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến liên tục diễn ra, đã để lại những hậu quả nghiêm trọng: nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt. Kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
Câu 3. Nhận xét:
- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triểu đình đến địa phương.
- Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .
Câu 5.
Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:
- Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được thi.
- Ở các đạo, phủ đều có trường công.
- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời vua Lê Thánh Tông. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”.
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
* Những thành tựu về văn hóa:
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Câu 8.
TT |
Tên cuộc khởi nghĩa |
Người lãnh đạo |
Thời gian |
Tóm tắt diễn biến chính |
Ý nghĩa |
1 |
Khởi nghĩa của Trần Tuân |
Trần Tuân |
1511 |
Đóng quân ở Sơn Tây, nghĩa quân có tới hàng vạn người, đã từng tiến về Từ Liêm, uy hiếp kinh thành Thăng Long. |
Các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt nhưng góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ. |
2 |
Khởi nghĩa của Lê Hy, Thịnh Hưng |
Lê Hy, Thịnh Hưng |
1512 |
Nghĩa quân hoạt động ở Nghệ An, phát triển ra Thanh Hóa |
|
3 |
Khởi nghĩa của Phùng Chương |
Phùng Chương |
1515 |
-Nghĩa quân hoạt động mạnh ở Tam Đảo |
|
4 |
Khởi nghĩa của Trần CảoTrần Cảo |
Trần Cảo |
1516 |
Đóng quân ở Đông Triều. Nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa. |
|
5 |
Khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng |
Nguyễn Dương Hưng |
1737 |
Nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân Đàng Ngoài. |
Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
|
6 |
Khởi nghĩa của Lê Duy Mật |
Lê Duy Mật |
1738 - 1770 |
Hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An. |
|
7 |
Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương |
Nguyễn Danh Phương |
1740 - 1751 |
Căn cứ chính ở Tam Đảo và lan rộng khắp Sơn Tây, Tuyên Quang. |
|
8 |
Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu |
Nguyễn Hữu Cầu |
1741 - 1751 |
Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn, Hải Phòng, di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi xuống Sơn Nam,vào Thanh Hóa, Nghệ An. Nghĩa quân lấy khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. |
|
9 |
Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất |
Hoàng Công Chất |
1739 - 1769 |
Căn cứ chính ở Điện Biên. Nghĩa quân đã bảo vệ biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường. |
|
10 |
Khởi nghĩa Tây Sơn. |
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ |
1771 |
Căn cứ chính ở Tây Sơn, xây thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân. Nghĩa quân "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế nên nghĩa quân nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của nhân dân và các dân tộc thiểu số. |
- Tạo dựng được lòng tin của nhân dân, tạo tiền đề cho phong trào Tây Sơn phát triển, thống nhất nước nhà. |
11 |
Khởi nghĩa Phan Bá Vành |
Phan Bá Vành |
1821 - 1827 |
Nghĩa quân hoạt động rộng khắp ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên. Lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình. Năm 1827, nhà Nguyễn huy động lực lượng tấn công nghĩa quân, Phan Bá Vành bị bắt, khởi nghĩa thất bại. |
Góp phần làm lung lay triều đình nhà Nguyễn. |
12 |
Khởi nghĩa Nông Văn Vân |
Nông Văn Vân |
1833 - 1835 |
Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Việt Bắc. Hai lần đẩy lùi cuộc càn quét lớn của triều đình. Lần thứ ba, quân triều đình tấn công dữ dội, Nông Văn Vân chết trong rừng, khởi nghĩa bị dập tắt. |
|
13 |
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi |
Lê Văn Khôi |
1833 - 1835 |
Tháng 6 – 1833, Lê Văn Khôi chiếm thành Phiên An, tự xưng Bình Nam Đại nguyên soái. Cả 6 tình Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình, Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh qua đời. Nghĩa quân bị đàn áp khốc liệt. |
|
14 |
Khởi nghĩa Cao Bá Quát |
Cao Bá Quát |
1854 - 1856 |
Tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du nổi dậy ở Hà Nội. Năm 1855, Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu đến cuối năm 1856 thì bị dập tắt. |
Câu 3. Về tổ chức chính quyền thời Lê Sơ:
- Hoàn chỉnh và chặt chẽ với 1 hệ thống đầy đủ các cơ quan.
- Có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương, quy củ và đảm bảo quyền lực nhà nước được thực thi đầy đủ.
- Hệ thống chức tước, phẩm hàm quan lại được kiện toàn trong tất cả các ban ngành.
- Có 1 điều rất đáng lưu tâm đó là trong hệ thống quan lại, từ các triều đại trước đến các triều đại sau nhà Hậu Lê, tỷ lệ học hỏi mô hình Trung Quốc thường rất lớn, tuy nhiên trong thời Lê Sơ, tại hệ thống quan tước, tỷ lệ quan tước theo mô hình Trung Quốc chiếm khoảng 40%, còn hơn 1 nửa các chức quan thì không giống, đây là sự sáng tạo cũng như tiếp thu 1 cách có chọn lọc của triều Lê Sơ, đặc biệt dưới thời hoàng đế Lê Thánh Tông.
Cảm ơn mọi người đã giúp đỡ e ạ !!!